Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

Ôn Thi THPT Quốc gia Phần Đọc hiểu

Ôn Thi THPT Quốc gia
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    1  Hotline: 0432 99 98 98
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN
PHẦN MỘT. ĐỀ ĐỌC HIỂU
ĐỀ 01. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Marina Abramovic là một nghệ  sĩ trình diễn nổi tiếng người Serbia. Một trong những 
màn trình diễn nổi tiếng của bà diễn ra cách nay đã hơn 40 năm, có tên là Nhịp điệu 0. Bà 
đặt trên bàn 72 vật mà mọi người có quyền sử dụng. Trong đó có kéo, một con dao, một cái 
roi, thậm chí cả  một khẩu súng lắp sẵn  đạn… Trong suốt sáu tiếng đồng hồ, Marina 
Abramovic cho phép khán giả muốn làm gì cũng được với cơ thể bà.
Ban đầu, khán giả chỉ phản ứng dè dặt, nhưng rồi vài người dần dần bắt đầu tỏ ra hung 
bạo. Marina Abramvic sau này kể  lại có người đã cắt quần áo của  bà, có người cắm gai 
hoa hồng vào bụng bà, thậm chí còn giương súng nhằm bắn vào đầu bà. Có lẽ  bà đã chết 
nếu không có một người khác tước khẩu súng đi. […]
Đám đông có sức mạnh khủng khiếp. Đáng sợ  hơn nữa là sức mạnh đó lại vô cùng khó 
kiểm soát khi trải qua quá trình tích lũy xoáy. Nếu Marina Abramovic thực hiện Nhịp điệu 0 
vào thời đại ngày nay, có lẽ  bà không cần phải ra đứng trên đường phố  suốt 6 giờ  đồng hồ
nữa. Việc đo lường phản  ứng tăm tối của đám đông có thể  chỉ  cần thực hiện thông qua 
mạng xã hội. Nơi mà khi một vụ  án xảy ra, có đến mấy mạng sống bị  tước đi, nhưng phản 
ứng tức thời của rất nhiều người lại chỉ  là bày tỏ  sự  hân hoan, hả  hê hoặc đùa giỡn. Nơi 
người ta có thể  bắt đầu từ  dòng bình luận thứ  430 và chửi rủa từ  đó trở  đi bằng tất cả  sự
chua cay mà không cần đọc bài viết gốc cũng như những dòng bình luận trước và sau đó. 
Những kích thích tố  độc ác có thể  tạo ra những vòi rồng, cuốn, hút tất cả  tâm trí của con 
người vào đấy. Cuốn đi rất xa, hút vào rất sâu. Để đến khi cơn bão mạng qua đi, chỉ còn lại 
một đống hoang tàn gạch đá và rách nát tâm hồn, phẩm giá.
(Trích Từ câu chuyện về màn trình diễn của Marina Abramovic,
theo Hoa học trò, số 1174, 22/8/2016, tr.11)
Câu 1. Marina Abramovic đã thực hiện màn trình diễn Nhịp điệu 0 như thế nào?
Câu 2. Đám đông đã phản ứng ra sao trước màn trình diễn của Marina?
Câu 3. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
Câu 4. Anh/Chị  suy nghĩ như thế  nào về  mức độ  nguy hại của tâm lí bầy đàn trong xã 
hội hiện nay?
ĐỀ 02. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bạn sẽ thắc mắc, tôi có bao giờ đố kỵ không?
Câu trả lời dĩ nhiên là có. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    2  Hotline: 0432 99 98 98
Thỉnh thoảng tôi cũng ngồi nghĩ sao mình như này như này, mà không có được những 
thứ như kia. Sao cô này anh nọ có cái đó, mà mình hổng có cái đó (mình cũng có cái đó, mà 
hổng phải  cái đó đó) v.v... Và rồi kết quả  thì sao? Giữa tình bạn luôn có một bức tường, 
giữa lòng người luôn có những vết thương, và chẳng làm bạn được bao lâu mọi thứ  cũng 
lên đường.
Tôi chợt nhớ hình ảnh ngày xưa chúng ta đi học, đôi lúc bạn bè cứ kèn cựa nhau vì một 
hai con điểm. Có khi đứa này cao điểm hơn, đứa kia vì thế  mà buồn khổ  suốt tuần. Rồi cứ
thế lao vào học, lao vào thi. Sự đố kỵ, ghen tị ở mức độ nhẹ nhàng như vậy thì rất có ích bởi 
nó là động lực cho mình phát triển. Nhưng ngày xưa khi mọi chuyện xảy  ra xong xuôi, thì 
bạn bè vẫn giúp đỡ  nhau, vẫn xuống nước để  giữ  gìn tình cảm của nhau. Còn lớn lên thì 
khác, trong công ty mà bạn bị  ghét, bị  đố  kỵ, có khi sẽ  bị  hại cho đến văng mất xác ra khỏi 
cổng công ty vẫn còn ngơ ngác không hiểu sao mình bị  vậy. Sự  đố  kỵ  khi vượt qua ngưỡng 
“động lực”, nó sẽ  đi đến một ngưỡng khác là “ích kỷ”. Kể  từ  khi ích kỷ, chúng ta sẽ  đánh 
mất chính mình và sa đà vào sân hận.
(Trích Lòng đố kỵ, 
theo Mỉm cười cho qua, Iris Cao - Hamlet Trương, NXB Trẻ, 2015)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo người viết, lòng đố kị có ích khi nào?
Câu 3. Tính thuyết phục của văn bản được thể hiện như thế nào?
Câu 4. Loại bỏ lòng đố kị theo cách riêng của anh/chị.
ĐỀ 03. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nghiên cứu công việc chính yếu của giáo viên Phần Lan, người ta phát hiện ra điều thú 
vị này  -  cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục nước này: dạy học là 
quá trình khơi gợi lòng đam mê tự học nơi học sinh. Khi học sinh yêu thích công việc học 
hành của chúng thì rõ ràng giáo viên không cần phải ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu 
chúng. Sự nhồi nhét ấy nếu có, chẳng khác nào như khi ta tiếp tục đổ nước vào cốc nước đã 
đầy, càng đổ càng tràn ra ngoài mà thôi. Mọi trường chuyên, lớp chọn, mọi hình thức kiểm 
tra, đánh giá hóa ra không còn quan trọng là vì vậy.
Việc học tập của học sinh bây giờ trở thành quá trình tự giác, thành niềm vui thích.
Vậy làm thế nào để học sinh đam mê việc học? Giả sử bạn được yêu cầu giặt cái áo của 
mình. Thật không gì chán bằng. Nhưng nếu giáo viên yêu cầu bạn tìm cách giặt áo làm sao 
cho sạch nhất. Lúc này bạn bắt đầu vắt óc suy nghĩ. Vâng, cũng là một công việc giặt áo 
nhưng hai phương pháp khác nhau. Vấn đề của  giáo viên là tìm ra phương pháp giảng dạy 
để kích thích học sinh ham học.
(Theo báo Giáo dục và Thời đại, số 269, 2014, tr. 5)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2.  Theo tác giả, đâu là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục Phần 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    3  Hotline: 0432 99 98 98
Lan?
Câu 3.  Nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn:  Sự nhồi nhét ấy 
nếu có, chẳng khác nào như khi ta tiếp tục đổ nước vào cốc nước đã đầy, càng đổ càng tràn 
ra ngoài mà thôi..
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến cho rằng  khi học sinh yêu thích công việc học 
hành của chúng thì rõ ràng giáo viên không cần phải ra sức nhồi nhét kiến thức vào đầu 
chúng không? Vì sao? 
ĐỀ 04. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khi Thomas Edison hỏi thầy giáo ở trường rằng liệu có thể cho âm thanh vào một cái 
hộp không, tất nhiên câu hỏi đó là một câu “hỏi ngu” tuyệt đối theo nhận định của xã hội 
lúc bấy  giờ. Những câu hỏi “ngu” đến mức người ta đã đuổi học Edison kèm lời nhắn cho 
mẹ cậu bé rằng tốt nhất nên để trò Thomas đi chăn lợn thì hơn. Nhưng cuối cùng, những 
câu hỏi ngu của cậu bé ấy lại trở thành tiền đề thay đổi lịch sử công nghệ.
Khi Warren Buffett và Bill Gates, bây giờ là người giàu thứ nhất và thứ nhì nước Mỹ, 
gặp nhau lần đầu tiên vào ngày 5/7/1991, họ đã nói chuyện gì với nhau? Bàn chuyện mua 
một hòn đảo để nghỉ dưỡng hay siêu xe? Câu chuyện đã được kể lại nhiều lần: Lúc đầu, cả 
hai đều rất bối rối khi được hẹn gặp nhau, chẳng biết phải nói chuyện gì, với Buffett thì máy 
tính và rau bắp cải cũng giống nhau (đến giờ ông vẫn chưa có e -mail), còn Bill Gates thì 
than phiền với mẹ rằng: “Con biết nói chuyện gì với một người suốt ngày chơi cổ phiếu? ”.
Cuối cùng, họ chỉ ngồi đó để đặt các câu hỏi cho nhau. Buffett ra sức hỏi Gates về các 
cổ phiếu công nghệ, vì ông thấy các công ty công nghệ “cứ ra đời rồi lại biến mất”. Gates 
lại hỏi Buffett về việc đầu tư vào truyền thông. Họ ngồi tâm sự ba giờ đồng hồ, rồi trở thành 
bạn bè thân thiết trong suốt 25 năm sau đó, cùng xây dựng quỹ từ thiện lớn nhất thế giới, 
chỉ vì ấn tượng của Bill Gates ngày hôm đó: “Ông già đó đặt các câu hỏi rất hay”. Vấn đề 
là câu hỏi. Các tỷ phú cũng không giấu rằng họ có cái cần phải học, phải… hỏi ngu.
(Trích Doanh nhân Nguyễn Thành Nam: Hỏi ngu để trưởng thành,
theo www.diendannhalanhdao.com)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, Edison đã từng bị đuổi học vì điều gì?
Câu 3. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì?
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng tình với ý kiến cho rằng  vấn đề  là câu hỏi. Các tỷ  phú cũng 
không giấu rằng họ có cái cần phải học, phải… hỏi ngu không? Vì sao?
ĐỀ 05. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tết không chỉ là “ở nhà”, mà còn là “về nhà”. Người ta về lại ngôi nhà ở quê xa, thăm 
cha thăm mẹ  thăm cánh đồng đã lâu mình không thấy trải dài trong mắt. Người ta ghé nhà 
ông bà, thắp nén hương cho người thân đã mất, ôm lấy và ủi an người thân còn đó, cho họ 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    4  Hotline: 0432 99 98 98
biết dù mình bôn ba nơi nào vẫn còn có họ  trong lòng. Người ta về  thăm gia đình cô, chú, 
dì, cháu... Về hết những ngôi nhà có dòng máu ruột rà đang chảy ấm thân.
Thời gian ở nhà ngày Tết còn trở về trong ký ức tôi với nồi thịt kho của mẹ, món ăn này 
đủ sức gợi nhớ cả một trời Xuân. Chưa hết, là tự tay dọn dẹp căn phòng với những gì đã cũ. 
Tự  tay mình quét sơn tường, sơn cửa. Một chút chăm sóc tỉa tót cho chậu mai quanh năm 
chờ đợi một thời khắc bừng dậy huy hoàng... Chỉ cần là “ở nhà”, lúc nào cũng có rất nhiều 
thứ để làm trong ngày Tết.
Tôi có những người bạn xa quê, họ đến một miền đất xa xôi ở bên kia nửa vòng trái đất. 
Những ngày Tết ở nước ngoài họ vẫn đón mừng đúng theo phong tục của người Việt, nhưng 
sâu thẳm trong tim họ  vẫn muốn được hưởng không khí đó  ở  Việt Nam. “Nhà” không chỉ
còn có nghĩa là gia đình, mà còn có nghĩa là quê hương...
Đến cuối cùng, “ở nhà” ngày Tết không xác định bằng việc bạn sẽ ở yên trong ngôi nhà 
của mình, mà xác định  bằng việc bạn nghĩ về  ai trong trái tim. Có thể  rất nhiều người sẽ
không may mắn được hạnh phúc đón Xuân bên gia đình, có thể  nhiều người còn  ở  tít nơi 
nào xa xôi trên trái đất, có thể  rất nhiều người không còn người thân để  quay về  nữa... 
Nhưng chỉ cần bạn thấy nôn nao trong lòng, thấy muốn được yêu thương, hồi tưởng, trở về.
Đó! Đó chính là “ở nhà”, đó chính là mùa Xuân...
(Trích Ở nhà ngày Tết, theo Mỉm cười cho qua, 
NXB Trẻ, 2015, tr. 169-171)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Nhân vật tôi quan niệm “ở nhà ngày Tết” như thế nào?
Câu 3. Đoạn trích bộc lộ xúc cảm gì của người viết?
Câu 4. Với anh/chị, ngày Tết cổ truyền của dân tộc có gì đáng nhớ?
ĐỀ 06. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trường Sa, biển không lặng
(1) Cả một đoạn hành hải vạn dặm trên biển suốt từ các đảo Đá Nam, Song Tử Tây, Đá 
Thị, qua Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn Đông, đến Cô Lin, Len Đao, Đá Lát,  Trường Sa Lớn... 
nước êm như ru. Nhưng thực ra biển không hề lặng. Sóng ngầm tiềm ẩn ở ngay đây.
(2)  Có thể  nhìn thấy  điều này  bằng mắt thường và rõ mồn một trong  ống kính tele của 
máy  ảnh. Kìa, chừng hơn 3 hải lí là đảo Gạc Ma lừng lững một toà nhà 6 tầng, lô nhô  ụ
pháo, tháp quan sát không lưu đang trong bước hoàn thiện. Xung quanh nó, trong diện tích 
đã được mở  rộng  14,3 ha, 4 cần cẩu lớn, các tầu vận tải, máy xúc, máy đóng cọc đang cấp 
tập hoạt động... Không chỉ  thế, con số  cụ  thể  ở  4 điểm khác mà Trung  Quốc đánh chiếm là 
vầy: Ga  ven đã xây thành đảo hình chữ  L với diện tích 15 ha, kè xong toàn bộ  khu trung 
tâm, đang hoàn thiện cảng chính. Huy  Gơ, mở  rộng diện tích lên 9,5 ha, làm một luồng 
cảng dài 860 mét, rộng 160 - 340 mét, sâu 12 - 15 mét, đủ cho tàu hộ vệ tên lửa ra vào, neo 
đậu; Châu  Viên, xây thành đảo nổi diện tích 24 ha, tạo một luồng dẫn dài khoảng 650 mét, 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    5  Hotline: 0432 99 98 98
rộng 120  -  150 mét, sâu 12  -  15 mét. Nhất là bãi Chữ  Thập, vừa xây dựng thành đảo nổi 
diện tích khoảng 180 ha; làm đường băng dài 3.000 mét, và xây một âu neo đậu tàu có 
trọng tải hàng nghìn tấn... Dã tâm của Trung Quốc trong việc mở  rộng lấn chiếm đảo này 
là hòng xác lập chủ  quyền, hoạt động quân sự, phát triển kinh tế  biển và kiểm soát hàng 
hải.
(Trích Trường Sa mùa biển lặng,
theo www.vanvn.net, 17 - 6 - 2015)
Câu 1.  Hai chữ  điều này  trong đoạn (2) thay thế  cho nội dung nào được trình bày  ở
đoạn (1)?
Câu 2.  Theo lí giải của tác giả, dã tâm của Trung Quốc trong việc mở  rộng lấn chiếm 
đảo Chữ Thập là gì?
Câu 3. Vì sao tác giả lại khẳng định: Trường Sa, biển không lặng?
Câu 4. Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về dã tâm của Trung Quốc trong việc lấn chiếm đảo 
Gạc Ma.
ĐỀ 07. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Sống đơn giản là sống sâu sắc hơn, quan tâm đến nhau hơn, thân thiết với nhau hơn. 
Cần phải thiết lập một mối quan hệ  thân mật gần gũi với con người và cảnh vật trong môi 
trường sống của chúng ta hơn. Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không 
gian sống của mình để  tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh 
chúng ta. Hãy tự  mình sống một cuộc sống chân thực và tạo dựng xung quanh mình một 
cuộc sống hoàn toàn chân thực đối với mình. Chỉ  có khi nào bạn thực sự  cảm thấy nhẹ
nhàng, bắt đầu sống an nhàn, có ý nghĩa thì bạn mới có thể  phát hiện ra tinh hoa của cuộc 
sống này.
[...] Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn trong trạng thái phải chịu đựng 
một áp lực quá tải do cuộc sống mang lại. Ngay từ khi đang còn là một đứa trẻ, người ta đã 
bị cuốn theo một nhịp sống gấp gáp của thời đại. Chính vì vậy, đã nảy sinh những căn bệnh 
mang tính thời đại như bệnh stress, làm tổn thương đến cuộc sống của biết bao con người. 
Trong một hoàn cảnh như vậy, việc xây dựng cho mình một cuộc sống đơn giản -  một cuộc 
sống nhàn nhã theo đúng nghĩa: nhàn tâm, làm việc có khoa học, biết dừng lại  ở  mức đủ, 
biết mình biết người, có thái độ  ứng xử  đúng đắn, văn hoá  -  là việc làm có ích cho mỗi 
người. Điều này không những phù hợp với xu thế  văn minh của thời đại mà cũng rất phù 
hợp với truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam chúng ta.
(Theo Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 16-17)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2.  Theo tác giả, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bệnh stress đã nảy sinh từ
những nguyên nhân nào?
Câu 3. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    6  Hotline: 0432 99 98 98
Câu 4.  Câu văn  Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian sống 
của mình để  tìm  hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta  gợi 
cho anh/chị suy nghĩ gì?
ĐỀ 08. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong lời mẹ hát
(Trương Nam Hương)
Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào 
Dẫn con đi cùng đất nước 
Chòng chành nhịp võng ca dao
Con gặp trong lời mẹ hát
Cánh cò trắng dải đồng xanh
Con yêu màu vàng hoa mướp
“Con gà cục tác lá chanh”
Khóm trúc, lùm tre huyền thoại,
Lời ru vấn vít dây trầu,
Vầng trăng mẹ thời con gái,
Vẫn còn thơm ngát hương cau.
Con nghe thập thình tiếng cối
Mẹ ngồi giã gạo ru con
Lạy trời đừng dông đừng bão
Cho nồi cơm mẹ đầy hơn.
Con nghe dập dờn sóng lúa
Lời ru hoá hạt gạo rồi
Thương mẹ một đời khốn khó
Vẫn giàu những tiếng ru nôi.
Áo mẹ bạc phơ bạc phếch
Vải nâu bục mối chỉ sờn 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    7  Hotline: 0432 99 98 98
Thương mẹ một đời cay đắng
Sao lời mẹ vẫn thảo thơm.
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao
Mẹ ơi trong lời mẹ hát
Có cả cuộc đời hiện ra
Lời ru chắp con đôi cánh
Lớn rồi con sẽ bay xa.
(Theo www.vanvn.net, 12 - 8 - 2011)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ là gì?
Câu 2. Chỉ ra dấu ấn văn học dân gian trong ba khổ thơ đầu.
Câu 3.  Nêu tác dụng của biện pháp tu từ  được sử  dụng trong hai câu thơ:  Lưng mẹ  cứ
còng dần xuống - Cho con ngày một thêm cao.
Câu 4. Bài thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa lời ru của mẹ? 
ĐỀ 09. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ bên dưới: 
Một ngày xuân, con chim nhả một hạt tung trên bức tường đá ở đền Ta Prohm.
Gặp nước mưa, hạt tung nảy mầm thành một cây tung.
Ngay lúc vừa sinh ra, cây tung đã nhận ra số  phận trớ  trêu của mình: nó không mọc 
trên mảnh đất màu mỡ như những cây khác, mà lại mọc trên một bức tường đá!
Đối với cây, làm gì có gì khô cằn hơn đá!
Nó nhìn đám cây cối tươi tốt khoe sắc xung quanh mà thèm.
Nhưng nó biết nó không thể  đua đòi với chúng. Nó có số  phận khác. Nó buộc phải sống 
theo cách khác.
Nó quyết định… không vươn lên!
Nó chỉ ra một ít lá để hít khí trời, để không tiêu thụ quá nhiều dinh dưỡng.
Nó tằn tiện từng tý dinh dưỡng hiếm hoi mà cái rễ  của nó hút được từ  bức tường đá và 
"đầu tư" số dinh dưỡng đó cho chính… cái rễ. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    8  Hotline: 0432 99 98 98
Nó kiên trì vươn cái rễ  bé bỏng về  phía đất, từng tý, từng tý, ngày này qua ngày khác, 
tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác.
Nó vẫn không chịu vươn lên cao và chỉ duy trì vài ba cái lá nhỏ để hít khí trời.
Nó biết đám cây tươi tốt xung quanh thường xuyên đàm tiếu với nhau về nó, nói xấu nó. 
Thậm chí có lúc nó còn nghe thấy chúng gọi nó là "thằng còi" một cách miệt thị.
Nó mặc kệ. Nó chỉ quan tâm đến một mục đích cụ thể: vươn cái rễ tới đất.
Nhiều ngày trôi qua.
Nhiều tháng trôi qua.
Nhiều mùa trôi qua.
Nhiều năm trôi qua.
Đến một ngày, cái rễ của nó đã chạm được đến đất.
(Trích Chuyện cây tung ở đền Ta Prohm,
theo Kẻ trăn trở, Lương Hoài Nam, NXB Thế giới, 2015, tr. 34 – 35)
Câu 1. Theo đoạn trích, hạt cây tung nảy mầm ở nơi nào? 
Câu 2.  Thay vì vươn cao thân cành như rất nhiều cây khác, cây tung quyết định  "đầu 
tư" nguồn dinh dưỡng để nuôi bộ phận nào?
Câu 3. Vì sao cây tung lại quyết tâm vươn cái rễ tới đất?
Câu 4. Câu chuyện cây tung ở đền Ta Prohm mang đến cho anh/chị bài học gì?
ĐỀ 10. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ bên dưới: 
Thiên nhiên đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự  học tập  ở  trẻ  bởi nguyên nhân 
mấu chốt xuất phát từ  nguồn gốc loài người. Trong hơn 99% lịch sử  tiến hoá của chúng ta, 
con người chủ  yếu phải tìm cách thích nghi với các thế  lực tự  nhiên. Chúng ta dần dần có 
xu hướng liên kết với thiên nhiên, xu hướng này được gọi biophilia. Để  phát triển được thì 
biophilia đòi hỏi kinh nghiệm và sự dưỡng dục cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, ngoài một nhận thức mơ hồ  rằng "ngoài trời" là tốt cho trẻ  em, chúng ta chỉ
mới bắt đầu khám phá vai trò của thiên nhiên trong học tập và phát triển. Các bằng chứng 
khoa học còn hạn chế  nhưng những phát hiện về  y tế, giáo dục, công việc, giải trí và cộng 
đồng chỉ  ra rằng tiếp xúc với thiên nhiên vẫn là điều quan trọng không thể  thay thế  đối với 
sự phát triển của trẻ. Ví dụ, một nghiên cứu về trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 12 với sự tham 
gia của 90 trường học  ở  Ô–xtrây–lia phát hiện ra rằng sinh hoạt ngoài trời giúp trẻ  em tự
tin, tăng khả năng làm việc với người khác, cải thiện sự quan tâm, mối quan hệ  và sự tương 
tác với người lớn (C. Maller and M. Townsend Int. J. Learn. 12, 359 - 372; 2006).
Việc được chìm đắm trong sự  giàu có về  cảm xúc và thông tin  cũng như vẻ  sống động 
của cánh rừng, bờ  biển, đồng cỏ,... sẽ  thúc đẩy những phản  ứng học tập cơ bản như xác 
định, phân biệt, phân tích và đánh giá. Trẻ em phân biệt cây lớn với cây nhỏ, cây trong nhà 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    9  Hotline: 0432 99 98 98
với cây ngoài vườn, dây leo với dương xỉ, kiến với ruồi,  vịt với chim sẻ, sinh vật thật với 
những con thú tưởng tượng. Trẻ phát triển các kĩ năng định lượng bằng cách đếm côn trùng 
và hoa; thu thập kiến thức về vật chất khi chơi trong cỏ và bùn; tìm hiểu vật lí khi nhìn nước 
suối chảy qua chướng ngại và khe hở.  Khi nhận biết đồi, thung lũng, hồ, sông, núi, trẻ  em 
học về  các dạng địa chất. Khi tương tác với các sinh vật khác, từ  cây cối đến động vật, trẻ
em tiếp xúc với nguồn cảm hứng vô tận, nảy sinh sự  gắn bó về  cảm xúc và động lực để  học 
tập. Quá trình thích  ứng với thế  giới tự  nhiên thay đổi không ngừng,  và thường không thể
dự báo, sẽ giúp trẻ em học cách thích nghi và giải quyết vấn đề. 
(Trích Thiên nhiên, người thầy ưu việt,
theo www.tiasang.com.vn, 06  8  2015)
Câu 1. Theo đoạn trích, xu hướng liên kết với thiên nhiên được gọi là gì?
Câu 2.  Những phát hiện về  y tế, giáo dục, công việc, giải trí và cộng đồng đã chỉ  ra vai 
trò của thiên nhiên đối với sự phát triển của trẻ như thế nào?
Câu 3. Vì sao được tiếp xúc với thiên nhiên trẻ em sẽ phát triển?
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng tình với người viết khi tác giả  đề  cao vai trò của thiên nhiên 
đối với sự phát triển của trẻ hay không? Vì sao?
ĐỀ 11. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ai đó mong có dịp về nông thôn để được hít thở không khí trong lành, sẽ khó tránh khỏi 
cảm giác thất vọng. Sự  “trong lành” mà họ  trông đợi đang bị  hủy hoại nghiêm trọng bởi 
chất thải công nghiệp, chất thải vô tội vạ  của làng nghề, chất thải từ  “mạnh ai nấy được” 
trong nuôi trồng thủy sản,… Sông Cầu tiếp nhận thêm ít nhất 180 000 tấn phân hóa học, 1 
500 tấn thuốc trừ  sâu! Lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy bị  nước thải đô thị  xối thẳng trực tiếp 
làm nước sông đen ngòm và đang bốc mùi. Sông Thị  Vải trong lưu vực sông Đồng Nai đã 
có đoạn bị  chết kéo dài sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công nghiệp Mĩ 
Xuân…
Trở  lại với chuyện thường ngày  ở  cái vạch dừng xe trên đường phố. Trong cái nóng 
thiêu đốt, tiếng  gầm gào của các loại động cơ ô tô, xe máy làm cho bầu không khí càng 
thêm ngột ngạt. Rồi đây, “dân giàu” lên thêm, ô tô càng nhiều thêm, nơi cái vạch dừng xe 
của cái đường phố không thể mở rộng hơn để tương thích với sự phát triển đó sẽ càng thêm 
ngột ngạt và nghẹt thở.
Ở một số nước nghèo, bức xúc là chuyện tăng trưởng kinh tế để giảm nghèo cái đã, việc 
môi trường, tính sau. Người ta quên mất rằng, cái giá phải trả  cho sự  hủy hoại môi trường 
sẽ  cao hơn nhiều cho những sản phẩm có được của sự  tăng trưởng kia. Không thể  chỉ  đơn 
thuần quan tâm thúc đẩy sự  tăng trưởng mà còn phải thường trực đặt ra câu hỏi tăng 
trưởng như thế  nào. Chẳng thế  mà người ta khuyến cáo sử  dụng chỉ  số  mới mang tên Tổng 
sản phẩm quốc gia “thuần” và “xanh” chứ  không chỉ  sử  dụng GDP. “Thuần” là đòi hỏi 
phải điều chỉnh tổng sản phẩm sau khi đã khấu trừ  các tài sản của đất nước bị  hao hụt 
trong quá trình sản xuất. “Xanh”, nghĩa là phải chú ý đến mức tiêu hao nguồn tài nguyên 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    10  Hotline: 0432 99 98 98
thiên nhiên đã bị  khai thác gắn với sự  hủy hoại môi trường sống của con người khi tính 
GDP.
(Theo Ngữ văn 12, tập một,
NXB Giáo dục, 2008, tr. 162)
Câu 1. Chỉ  ra biện pháp tu từ  được sử  dụng trong câu văn:  Sông Thị  Vải trong lưu vực 
sông Đồng Nai đã có đoạn bị  chết kéo dài sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu 
công nghiệp Mĩ Xuân….
Câu 2. Không khí trong lành ở nông thôn đang bị hủy hoại bởi nguyên nhân nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào là hủy hoại?
Câu 4.  Từ  đoạn trích, anh/chị  nhận thấy bản thân cần có trách nhiệm gì đối với môi 
trường sống?
ĐỀ 12. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Dạo này, dường như ngày càng có nhiều người, nhất là lớp trẻ, khi nói và viết tiếng Việt 
thường chen tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh. Hồi nước ta còn thuộc Pháp, thói quen 
chen tiếng Pháp cũng khá phổ biến và được gọi là “tiếng lai”.
Phải nhận rằng, trong sự  phát triển mau lẹ  của khoa học và công nghệ, nhất là của tin 
học và công nghệ  thông tin, nhiều thuật ngữ  mới ra đời, mà do chưa kịp có từ  tương  ứng 
trong tiếng Việt, nên buộc phải dùng thuật ngữ  bằng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi 
viết. Song điều đáng nói là, đang có nhiều người cứ thích nói bằng tiếng Anh những từ hoàn 
toàn có thể  diễn đạt được bằng tiếng Việt, và hãnh diện coi đó là thời thượng, là “sành 
điệu”.
… Có ý kiến cho rằng hiện tượng nên khuyến khích, vì đấy là một cách học và thực 
hành tiếng Anh, một công cụ  không thể  thiếu để  hội nhập quốc tế. Một ý kiến thoạt nghe 
tưởng chừng rất có lí. Thế  nhưng người học ngoại ngữ  phải chăng có quyền coi thường 
tiếng mẹ đẻ, phải chăng không cần giữ  gìn sự trong sáng của tiếng nói Việt Nam? Nói tiếng 
lai có thể  tăng sức nhớ một số  từ  nước ngoài, nhưng chưa hẳn đã có lợi cho việc học ngoại 
ngữ. Vì muốn hiểu sâu ngoại ngữ  thì phải biết được từ  đồng nghĩa hoặc từ  tương  ứng trong 
tiếng Việt; dùng từ  tiếng nước ngoài mà không chuyển được thành tiếng Việt thì chưa phải 
đã nắm chắc tiếng nước ngoài. Đâu phải ngẫu nhiên mà những người giỏi tiếng nước ngoài 
rất ít khi dùng tiếng lai; còn những người sính dùng tiếng lai thì hoặc là cho rằng tiếng Việt 
không đủ sức diễn tả, hoặc là không thật sự hiểu sâu tiếng nước ngoài nên không dùng được 
sang tiếng Việt.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục, 2008, tr. 21-22)
Câu 1.  Trong trường hợp nào việc dùng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết 
được chấp nhận?
Câu 2. Theo tác giả, muốn hiểu sâu ngoại ngữ thì người học cần điều kiện gì? 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    11  Hotline: 0432 99 98 98
Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ như thế nào đối với những người khi nói và viết tiếng Việt 
thường chen tiếng nước ngoài vào?
Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng 
Việt?
ĐỀ 13. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nắng mới
(Lưu Trọng Lư)
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
Tôi nhớ me tôi, thuở thiếu thời
Lúc người còn sống, tôi lên mười,
Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,
Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.
Hình dáng me tôi chửa xoá mờ
Hãy còn mường tượng lúc vào ra:
Nét cười đen nhánh sau tay áo
Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.
(Theo Thi nhân Việt Nam,
NXB Văn học, 1999, tr. 288)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2. Điều gì đã gợi cảm hứng khiến thi nhân nhớ về người mẹ của mình?
Câu 3.  Hình  ảnh  nét cười đen nhánh  gợi  ấn tượng nào của nhân vật trữ  tình về  người 
mẹ?
Câu 4.  Kỉ  niệm riêng của Lưu Trọng Lư gợi trong anh/chị  xúc cảm gì về  một người 
thân yêu nhất của mình? 
ĐỀ 14. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Khi tới thăm những bản làng nghèo khổ  lạc hậu khủng khiếp trên miền núi cao, tôi cứ 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    12  Hotline: 0432 99 98 98
nghĩ có phải do họ  ít đi quá. Nếu giúp đỡ  họ, nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta 
tổ  chức cho họ  những chuyến  đi? Biết đâu sau những chuyến đi họ  sẽ  tự  muốn thay đổi tập 
quán sinh sống?
Túm lại, mọi chuyến đi đều đáng giá. Đi để  con được choáng ngợp trước đại dương 
mênh mông… rung động trước một cánh đồng xanh mướt… hồi hộp nín thở  trước những 
rặng núi hùng vĩ… Đi để con biết mùi mặn của mồ hôi, mùi gió ngai ngái trước con dông… 
đi để  con biết kết nối với người lạ, thử  những món chưa từng ăn. Đi để  con biết cách leo 
núi, lội ruộng, luồn hang, đốt lửa, nấu cơm, sơ cứu vết thương… Đi để  khi trở  về  con thấy 
yêu thêm cái nhà nhỏ của mình.
Tại sao người ta phải bỏ  cả  đống tiền, khổ  sở  đày  ải để  leo lên đỉnh Everest? Tại sao 
người ta phải luyện tập thể  lực cả  tháng trời rồi đáp máy bay tới Việt Nam, mò mẫm trèo 
đèo lội suối để  tới hang Sơn Đoòng? Cảnh đẹp chỉ  là một phần. Quan trọng là cái thú vị
của quá trình chinh phục và khám phá. Sống là phải được nếm trải cảm giác sung sướng 
không thể diễn tả của khoảnh khắc “A ha, ta đã làm được!”. Nó đã lắm. Không ngôn từ nào 
tả được!
Mấy mùa Tết gần đây nhà mình sắm Tết chỉ  khoảng  vài trăm ngàn. Dọn tủ  lạnh và 
thùng rác thật sạch để có thể đi 10 ngày về không bị bốc mùi. Lên đường!
Những chuyến đi, luôn luôn tốt hơn! Nước chảy là nước trong, nước đọng là nước bẩn. 
Có câu nói rằng: “Nếu con người sinh ra chỉ  để  ở  chết dí  ở  một chỗ,  thì người ta đã không 
cần đôi chân làm gì”. Dù với ngàn năm văn hóa lúa nước, ông bà mình khá lười dịch 
chuyển thì cũng phải công nhận “đi một ngày đàng học một sàng khôn” mà.
(Trích Con nghĩ đi, mẹ không biết!, Thu Hà,
NXB Văn học, 2016, tr. 198-199)
Câu  1.  Theo người viết, căn nguyên của sự  nghèo khổ, lạc hậu thường thấy  ở  các bản 
làng trên các miền núi cao là gì?
Câu 2.  Trong đoạn trích, người viết đã chỉ  ra giá trị  của những chuyến đi. Đó là những 
giá trị nào?
Câu 3. Nhận xét về thái độ của tác giả khi viết về những chuyến đi.
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng tình với ý kiến cho rằng  Nếu giúp đỡ  họ  (những người dân 
nghèo khổ, lạc hậu  ở  các vùng núi cao), nên chăng thay vì cho tiền cho gạo, chúng ta tổ
chức cho họ những chuyến đi? hay không? Vì sao?
ĐỀ 15. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nói điều bạn muốn
Có bao giờ  bạn nhận ra rằng người mình yêu thương nhất lại là người mình thường bỏ
lơ? Thật kỳ  quặc, phải không? Bạn dễ  dàng dành rất ít thời gian với gia đình vì họ  luôn  ở
ngay bên bạn (hoặc bạn tưởng là thế). Thật dễ  bỏ  qua những sự  biểu lộ  tình cảm với người 
mình yêu mến bởi vì dường như chưa cần phải làm thế  ngay. Nhưng còn gì quan trọng hơn 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    13  Hotline: 0432 99 98 98
gia đình chứ? Thành công vượt trội nhưng cô đơn thì có ý nghĩa gì? Cuốn album gia đình 
có ý nghĩa với tôi hơn nhiều so với tài khoản ngân hàng. Rất thực lòng.
Vậy hãy nhấc máy lên và nói với cha mẹ  rằng bạn rất yêu thương họ. Trước khi đi làm, 
hãy bày tỏ  cử  chỉ  yêu thương với người bạn đời. Hãy ôm chặt các con và nói rằng bạn rất 
thương chúng. Con bạn chỉ  bé bỏng có một thời. Và  khi cánh cửa cơ hội đó khép lại, chúng 
sẽ vĩnh viễn đóng chặt.
(Theo Đời ngắn, đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2015, tr. 92-93)
Câu 1. Tác giả khuyên chúng ta nên gần gũi với ai?
Câu 2.  Theo tác giả, vì sao cha mẹ  nên ôm chặt các con và nói lời yêu thương với 
chúng? 
Câu 3. Hàng loạt những câu hỏi được đặt ra trong văn bản có tác dụng gì?
Câu 4.  Bày tỏ  suy nghĩ của anh/chị  về  chia sẻ  của tác giả:  Cuốn album gia đình có ý 
nghĩa với tôi hơn nhiều so với tài khoản ngân hàng.
ĐỀ 16. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hỏi
(Hữu Thỉnh)
Tôi hỏi đất: 
- Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau 
Tôi hỏi nước: 
- Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ: 
- Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào? 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    14  Hotline: 0432 99 98 98
(Theo www.vns.hnue.edu.vn, 10/02/2015)
Câu 1. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ.
Câu 2.  Nhân vật trữ  tình  tôi  đặt câu hỏi cho những đối tượng nào? Các đối tượng đã trả
lời tôi như thế nào?
Câu 3.  Anh/Chị  hiểu như thế  nào về  các từ  ngữ:  tôn cao nhau,  làm đầy nhau,  đan vào 
nhau?
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về điệp khúc:
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
ĐỀ 17. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Mùa hạ  năm nay mưa nhiều. Dưới bầu trời mưa luôn có người vui có người buồn. 
Người vui vì trời đỡ  oi hơn, không khí lành lại sau cơn mưa dông chiều. Người buồn vì 
gánh tào phớ lướt thướt, hy vọng tan dần theo làn mưa.
Người vui vì khoai sắn mọc nhanh như thổi trên đồi, người buồn vì nước mắt rơi trên 
những đồng muối hòa theo hạt mưa rơi.
Có chú nhóc hoan hỉ  mút chè  ế  đựng trong túi ni lông, như không hay biết có hai đứa 
em gái bán chè chiều nay chạy mưa, về sớm, đang ngồi thút thít trong góc nhà mình.
Cuộc đời này luôn có vui có buồn, như cái áo luôn có mặt trái, mặt phải. Làm sao như 
chiếc áo may cho trẻ  con, mặt phải rất đẹp nhưng mặt trái cũng được may rất tinh tế, khéo 
léo. Để  làn da  trẻ  con nhạy cảm không đau khi tiếp xúc những đường gân (vì thế  mà quần 
áo trẻ con ở nước ngoài luôn đắt hơn quần áo người lớn).
Làm sao để  niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Làm sao 
để  công nghiệp hóa một ngôi làng nhưng lại không ung thư hóa dân làng. Làm sao để
tăng lợi nhuận đầu tư nhưng đừng đổ  chất thải ám hại môi trường sống. Làm sao để
tăng trưởng, để  giàu có hơn, nhưng đừng bức tử  nguồn nước cho mai sau, đừng để
những con kênh thành kênh nước đen, đừng để những dòng sông thành sông chết.
Làm sao để  sân golf mang niềm vui cho người cầm gậy nhưng không mang nỗi buồn 
cho người cầm cuốc cầm cày. Làm sao cho 18 lỗ, 32 lỗ có thể lấp đầy nỗi lo của người nông 
dân mất đất.
Niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia. Chỉ  có thể  là thế  khi 
mình biết nghĩ đến người khác. Mình không nói cho hả giận khi người khác nhói lòng. Mình 
không chỉ lo cho được việc cho riêng mình mặc ai kia khổ sở.
Tôi có đọc một truyện ngắn của Tổng Thư kí tòa soạn Sinh viên Việt Nam  Hoa học trò 
mang tên  “Huyền thoại phần mía ngọn”. Câu chuyện trả  lời câu hỏi khi nào em lớn? Câu 
trả lời khi nào em biết nhận phần phía ngọn, để phần mía gốc cho người khác. Ấy là khi em 
lớn, vịt con xấu xí sẽ biến thành thiên nga. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    15  Hotline: 0432 99 98 98
[…]
Vô cảm với người khác là thiểu năng cảm xúc. Còn tệ  hơn cả  thiểu năng cơ thể. Bởi vì 
thiểu năng cảm xúc nghĩa là dù không phải trời bắt tội, em cũng đã bị  tật nguyền ngay 
trong cơ thể khỏe mạnh, đẹp đẽ của chính mình.
(Trích Huyền thoại phần mía ngọn, theo Yêu xứ sở thương đồng bào,
Đoàn Công Lê Huy, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 82-85)
Câu 1. Phương thức biểu đạt nào được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích?
Câu 2. Theo tác giả, làm thế nào để niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của 
người kia?
Câu 3. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và phép đối trong đoạn văn in đậm.
Câu 4. Em đã biết nhận “phần mía ngọn” hay chưa?
ĐỀ 18. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Anh  bạn  tuổi  45  ơi,  anh  còn  nhớ  chứ!  Chúng  ta  theo  cha  mẹ  chạy  trốn  khỏi  chiến  tranh
và bạo lực đẫm máu nơi quê nhà Kobani với  giấc mơ về “miền đất  hứa” ở trời Âu. Vậy mà,
giấc  mơ  ấy  chấm  dứt  chỉ  20  phút  sau  khi  chiếc  thuyền  khởi  hành.  Biển  dậy  sóng,  thuyền  lật
úp, bàn tay bé nhỏ của tôi buông rời tay mẹ. Tôi đã hét lên: “Bố ơi, xin đừng chết!”. 
Tôi  đã  vật  lộn  với  những  con  sóng,  đã  cố  bấu  víu  lấy  sự  sống  mong  manh,  đã  vẫy  vùng
trong  tuyệt  vọng.  Nhưng  đứa  bé  ba  tuổi  thì  có  thể  làm  gì  được  giữa  biển  cả  mênh  mông
trong  đêm  tối  mịt  mù?  Và  rồi...  biển  cả  rộng  mở  đón  tôi  vào  lòng.  Biển  cả  cũng  rất  khoan
dung  khi  thay  vì  nhấn  chìm  tôi  đã  đưa  tôi  vào  bờ,  nằm  yên  trên  nền  cát.  Hẳn  anh  còn  nhớ
hình  ảnh  của  tôi  khi  ấy.  Bé  bỏng.  Áo  màu  đỏ  và  quần  xanh  lam.  Chân  đi  giày.  Hai  tay  xuôi
theo  chiều  chân.  Tôi  nằm  yên  trên  bãi  biển.  Mặt  úp  xuống  bờ  cát  hiền  hòa  như  đang  say
ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về. Một giấc ngủ dài. Vĩnh viễn.
Hình  ảnh  tôi  được  chia  sẻ  rộng  rãi  trên  các  trang  mạng  xã  hội  và  các  phương  tiện
truyền thông. Họ đã  nói những gì? “Thảm  họa nhân đạo  mang tính toàn cầu”,  “Biểu tượng
của  nỗi  đau  mà  người  dân  Syria  phải  hứng  chịu  cũng  như  nỗ  lực  tuyệt  vọng  để  thoát  khỏi
nỗi đau ấy” rồi “khiến thế giới câm lặng” hay “thức tỉnh lương tri”. 
(Trích bức thư đoạt giải nhất cuộc thi viết thư UPU quốc tế 2016 của Nguyễn Thị Thu 
Trang, 
theo www.infonet.vn, 23 - 9 - 2016)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Đọc lại đoạn văn đầu tiên và cho biết nhân vật xưng  tôi  trong đoạn trích đã rơi 
vào tình cảnh nào?
Câu 3. Đoạn trích đề cập đến nội dung gì?
Câu 4.  Cảm nhận của anh/chị  về  hình  ảnh em bé Syria:  Bé  bỏng.  Áo  màu  đỏ  và  quần
xanh  lam.  Chân  đi  giày.  Hai  tay  xuôi  theo  chiều  chân.  Tôi  nằm  yên  trên  bãi  biển.  Mặt  úp 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    16  Hotline: 0432 99 98 98
xuống bờ cát hiền hòa như đang say ngủ. Xung quanh, những con sóng vỗ về.
ĐỀ 19. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Trong định luật về quán tính, Isaac Newton đã nói: “Nếu một vật không chịu tác dụng 
của lực nào hoặc chịu các lực có hợp lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng 
yên, vật đang chuyển động thẳng đều sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều”. Điều này cũng áp 
dụng cho con người giống như cho chính những quả táo đang rơi.
Quy tắc 2 phút
1
có tác dụng đối với các mục tiêu dù lớn hay nhỏ do những quán tính 
của cuộc sống. Một khi bạn bắt đầu làm việc gì đó, mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Tất cả 
những điều tốt đẹp sẽ xảy ra một khi bạn bắt đầu.
Muốn trở thành nhà văn tài năng? Hãy bắt đầu viết một câu văn, rồi bạn sẽ thấy mình 
ngồi viết liền cả giờ đồng hồ.
Muốn có thói quen ăn uống lành mạnh hơn? Hãy ăn một miếng trái cây, rồi bạn sẽ có 
động lực ăn các món tốt cho sức khỏe khác.
Muốn hình thành thói quen đọc? Hãy bắt đầu đọc trang đầu tiên, rồi có khi bạn đọc 
xong cả quyển sách lúc nào chẳng biết.
Muốn đi chạy 3 lần/tuần? Mỗi sáng thứ hai, tư, sáu, hãy xỏ giày và đi ra khỏi cửa, bạn 
sẽ chạy được vài vòng thay vì nằm bẹp trên giường ngủ nướng.
Phần quan trọng nhất của bất kì thói quen mới nào là việc bắt đầu  -  đó là mỗi lần bắt 
đầu. Điều này không chỉ về hiệu suất, mà còn là việc hành động một cách kiên định. Quy 
tắc 2 phút không nói về kết quả bạn đạt được, mà lại về quá trình thực sự làm công việc đó. 
Nó đặc biệt hiệu quả đối với những người tin rằng phương pháp còn quan trọng hơn mục 
tiêu. Trọng tâm nhằm vào việc bắt đầu hành động và để cho mọi thứ bắt đầu từ đó.
Tôi không dám đảm bảo quy tắc này có phát huy tác dụng với bạn hay không, nhưng tôi 
chắc rằng nó sẽ không có tác động gì nếu bạn không thử. Bạn có thể làm nên cuộc cách 
mạng với chỉ chưa đầy 2 phút. Vậy còn chần chờ gì nữa, hãy bắt đầu ngay thôi.
(Trích Quy tắc 2 phút: Vượt qua trì hoãn, lười biếng 
và tạo nên cuộc cách mạng chỉ với chưa đầy 120 giây, theo www.cafef.vn, 11 - 10 - 2016)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, qui tắc 2 phút đặc biệt hiệu quả với đối tượng nào?
Câu 3. Đoạn trích đề cập đến nội dung gì?
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng ý với ý kiến cho rằng  phần quan trọng nhất của bất kì thói 
quen mới nào là việc bắt đầu - đó là mỗi lần bắt đầu không? Vì sao?
ĐỀ 20. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
1
Trong tác phẩm “Getting Things Done”,  David Ailen có qui  tắc 2 phút: Nếu một công việc nào đó bạn có thể  hoàn 
thành trong vòng hai phút hoặc ít hơn, hãy ngay lập tức thực hiện nó. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    17  Hotline: 0432 99 98 98
Nhanh chân đã thành thói quen, nhiều khi tức cười: khi chỉ có hai ba người là đã có 
người nhất định cứ phải chen ngang. Để đổ xăng trước. Để lấy một cái vé trước. Có lúc 
đường rộng, xe ít, mà vẫn tắc, bởi ai cũng muốn nhanh chân.
Nhanh chân trở thành lối sống, khi người ta cười nhạo kẻ chỉ biết dùng trí lực, chỉ biết 
lao động, như cười nhạo các anh khờ luôn về đích chậm hơn những người không cần bỏ 
nhiều sức, nhưng nhanh chân năng đến những “địa chỉ” cần phải đến.
Nhanh chân trở thành “văn hóa”, khi trong mọi hoạt động, từ kinh doanh đến chính 
trường, nó được coi như một phẩm chất, một cách thức dễ chịu, lợi đôi hoặc nhiều bề.
Nếu có thời sự thiếu thốn bắt người ta phải nhanh chân, kể cả khi không muốn thì bây 
giờ, cái nhanh chân không đi với sự miễn cưỡng nữa, mà là động tác tự giác của nhiều 
người. Dĩ nhiên, sự nhanh chân trắng trợn của những người đó thường kéo theo sự nhanh 
chân ép buộc của những người khác. Và dĩ nhiên, làm nảy sinh  sự phẫn nộ hoặc khinh bỉ 
của những người còn lại. Nhưng đã sao  -  khi nhanh chân vẫn đem lại thành công? Thành 
công biện minh cho cách thức!
“Nhanh chân” để giành được (và có khi là giật được) quyền lợi vật chất - đồng nghĩa là 
đã cướp nó từ những người cần nó hơn (Ai đó từng nói: “Miếng bánh anh ăn khi no, là 
miếng bánh lấy từ tay người đói”). ”Nhanh chân” trong cạnh tranh kinh doanh  -  đồng 
nghĩa với gian lận trong cuộc chơi đòi hỏi sự ngay thẳng. “Nhanh chân” trong tìm kiếm 
thành đạt chính trường - đồng nghĩa là sự tiếm quyền của gian dối, mưu mô.
(Trích Văn hóa nhanh chân,
theo www.thanhnien.vn, 17/4/2006)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Tác giả  đã minh họa cho ý kiến nhanh chân đã thành  thói quen  bằng dẫn chứng 
nào?
Câu 3. Đoạn trích thể hiện thái độ gì của người viết về “văn hóa nhanh chân”?
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng tình với ý kiến cho rằng  “nhanh chân” để  giành được quyền 
lợi vật chất - đồng nghĩa là đã cướp nó từ những người cần nó hơn không? Vì sao?
ĐỀ 21. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tại sao không bay thẳng lên Everest?
Tôi  đã từng tự  hỏi, tại sao người ta cứ  phải chinh phục Everest một cách vất vả  như 
vậy?
Khó nhọc vượt qua những thác băng khổng lồ, những khe băng nứt, những con đường 
mòn cheo leo, khốn khổ  vì cái buốt lạnh chết chóc, chịu đựng sự  nguy hiểm của không khí 
loãng, với cái chết đến ngay khi bạn chỉ chệch một bước chân.
Tại sao ta không dùng… máy bay và bay thẳng lên ngọn núi cao gần 9km đó.
Câu trả  lời rất đơn giản: chỉ  là vì KHÔNG THỂ, con người không thể  lên cao quá 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    18  Hotline: 0432 99 98 98
nhanh.
Chúng ta sẽ chết vì cơ thể không kịp làm quen với không khí loãng, thiếu oxy trong máu 
gây ra một kiểu chết đuối trên cạn, một cú choáng ngất và thế là bạn gục ngã vĩnh viễn.
Các nhà leo núi không chỉ  lên đỉnh một cách rất từ  từ, họ  còn dừng chân  ở  các  trạm 
dừng một cách có chủ  ý. Đó là để  dành thời gian cho cơ thể  làm quen với điều kiện ngày 
càng khắc nghiệt.
Họ còn truyền tai nhau kinh nghiệm sống còn, “lên cao ngủ thấp”, tức là ban ngày trèo 
lên cao, nhưng ban đêm ngủ  thì sẽ  xuống ngủ  ở  khu vực thấp  hơn. Thậm chí sẽ  leo lên leo 
xuống như thế vài ngày, trước khi thực sự chinh phục cực thứ ba của thế giới.
Và nếu bạn là một tay mơ, họ  cũng chỉ  ra cho bạn thời gian trên núi của bạn chỉ  nên là 
2-3 ngày, sau đó có không chinh phục được cũng nên tạm thời xuống núi.
Nếu bạn đã chinh phục được đỉnh, thời gian bạn đứng  ở  trên đỉnh cũng không nên quá 
30 phút, sau đó lời khuyên cũng là… hãy xuống núi, chuẩn bị  cho một cuộc chinh phục 
khác.
Tôi vẫn tự  hỏi tại sao Britney Spear
2
lại có những cú rơi sâu đến như vậy  trong cuộc 
sống riêng. Có phải bởi vì một cỗ máy quá hoàn hảo và quá thạo việc đã đưa cô ấy lên đỉnh 
quá nhanh bằng tốc độ của một chiếc may bay siêu thanh?
Tôi tự  hỏi phải chăng không có phép màu nào lại chính là những phép màu vĩ đại nhất, 
để chúng ta tự mình chậm mà chắc, leo lên những đỉnh núi của cuộc sống?
Hãy cảm ơn thời gian! Thời gian cho chúng ta từ những đứa trẻ có thể nhẩn nha mà lớn 
lên và học hỏi mọi điều.
Đừng mong ước những vinh quang sớm sủa, những thành công dễ dàng!
Chấp nhận những thử  thách mà cuộc đời đặt dưới chân như một phần của trò chơi. Đi 
bằng đôi chân của mình, từ từ mà bước… Bạn sẽ đi rất xa trên con đường của mình.
(Theo Gửi bé Bống ở xứ sở niềm vui, Ngô Thị Phú Bình,
NXB Kim Đồng, 2016, tr. 186-190)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
Câu 2. Theo bài viết, vì sao khi leo núi, con người không thể leo cao quá nhanh?
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về hình ảnh những đỉnh núi của cuộc sống?
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng tình với lời khuyên  đừng mong ước những  vinh quang sớm 
sủa, những thành công dễ dàng không? Vì sao?
ĐỀ 22. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thời gian
(Văn Cao)
2
Britney Spear (sinh năm 1981), ca sĩ nổi tiếng ngườiMỹ. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    19  Hotline: 0432 99 98 98
Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá
Kỷ niệm trong tôi
Rơi 
những tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
Và đôi mắt em
như hai giếng nước.
Xuân Đinh Mão, 2.1987
(Theo Văn Cao, cuộc đời và tác phẩm,
NXB Văn học, 1996, tr.80)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Sự trôi chảy của thời gian làm thay đổi, lãng quên những điều gì nhưng lại 
không thể khuất phục những điều gì?
Câu 3. Nêu hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong các diễn đạt: những câu 
thơ còn xanh, những bài hát còn xanh.
Câu 4. Theo anh/chị, con người làm thế nào để chế ngự được sức mạnh của thời gian?
ĐỀ 23. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc
“Dù ai đi ngược về  xuôi/Nhớ  ngày Giỗ  Tổ  mùng mười tháng ba”. Câu ca dao  ấy thật 
ấm áp, cứ như lời nhắc nhở con cháu rằng mình có tổ có tông, mình có quê hương đất nước. 
Dù đi đâu về  đâu, đã là người Việt thì không bao giờ  quên ngày giỗ  trong gia đình mình. 
Huống chi đây là ngày Giỗ Tổ, ngày giỗ của cả đại gia đình dân tộc mình.
Tôi cứ  nghĩ, vì sao khi về  viếng Đền Hùng, Bác Hồ  lại có câu nói như đinh đóng cột: 
“Các vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Thì ra, 
mục đích thiêng liêng của ngày Giỗ  Tổ  là để  tưởng nhớ  tổ  tiên dựng nước, và để  nhắc nhở
con cháu phải cùng nhau giữ lấy nước.
Việc nước là việc quan trọng, ông bà ta ngày xưa đã nói. Sau 40 năm non sông thống 
nhất, đất nước cơ bản có hoà bình, nhưng việc giữ nước chưa bao giờ nguội lạnh trong tâm 
hồn, trong nghĩ suy và hành động của người Việt. Và hôm nay, chuyện giữ nước vẫn đang là 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    20  Hotline: 0432 99 98 98
chuyện nóng với đất nước chúng ta.
Ngày hôm qua, hàng trăm sinh viên Hà Nội đã đạp xe đạp hàng trăm ki lô  mét hành 
hương về  Đền Hùng -  Phú Thọ  để  dâng hương tưởng nhớ  các vua Hùng.  Tôi nghĩ, đó là việc 
làm rất đáng biểu dương. Nhưng có thể làm hơn thế nữa: ấy là, các bạn thanh niên có thể tổ
chức hành quân (đi bộ) khoảng 50 kilômét (hay hơn) mà đích tới là Đền Hùng trong những 
ngày trước mùng mười tháng ba. Như những chiến sĩ bộ  đội Cụ  Hồ  từng hành quân trong 
chiến tranh và các cuộc chiến đấu bảo vệ  biên giới. Hành quân (bộ) như thế, các bạn thanh 
niên còn trải nghiệm được nhiều điều hơn, và càng hiểu hơn, yêu  thương hơn thế  hệ  cha 
ông mình đã hành quân bảo vệ  Tổ  quốc. Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên Việt 
Nam hoàn toàn có thể  tổ  chức các cuộc hành quân về  Đền Hùng như thế  này vào những lễ
Giỗ Tổ kể từ năm sau.
Tất cả  những trải nghiệm đều phải trải nghiệm trong vận động. Thế  hệ  chúng tôi ngày 
trước, khi bước chân vào trường đại học, đã có những cuộc hành quân ban đêm qua rất 
nhiều đường đất, giống như những anh bộ  đội hành quân ra trận. Ngày đó, phải đi bộ  như 
thế  cũng rất mệt, nhưng sau này, khi chúng  tôi trở  thành bộ  đội và vượt Trường Sơn vào 
chiến trường, thì những cuộc hành quân ngày đi học đã giúp cho mình rất nhiều. Không chỉ
trải nghiệm, kinh nghiệm, mà còn là ý chí và cao hơn, là lí tưởng.
Ngày Giỗ  Tổ  như thế, đã trở  thành ngày yêu nước, ngày bày tỏ  lòng yêu nước một cách 
mạnh mẽ nhất, chân thành nhất. Yêu nước chính là yêu tổ tiên mình, là kính trọng các vị vua 
Hùng của mình. Ngày xưa, các vua Hùng đều là những thủ  lĩnh của người lao động, và đều 
là những vị  chỉ  huy tối cao của những đội  -  quân  -  nhân  -  dân thề  bảo vệ  Tổ  quốc, thề  giữ
gìn từng tấc đất mà tiền nhân khai phá.
Hãy thắp những nén hương  ấm áp trong ngày Giỗ  Tổ, nhưng cao hơn, hãy thắp trong 
lòng mình ngọn lửa của tình yêu Tổ quốc.
(Theo www.nhavantphcm.com.vn, 29 - 4 - 2015)
Câu 1. Theo tác giả, mục đích thiêng liêng của ngày Giỗ Tổ là gì?
Câu 2. Tác giả đã đề xuất ý tưởng nào cho thanh niên - sinh viên trong lễ Giỗ Tổ những 
năm sau?
Câu 3.  Anh/Chị  hiểu như thế  nào về  câu văn:  Yêu nước chính là yêu tổ  tiên mình, là 
kính trọng các vị vua Hùng của mình.?
Câu 4. Anh/Chị đã, đang và sẽ làm gì để thắp trong lòng mình ngọn lửa của tình yêu Tổ
quốc trong mình?
ĐỀ 24. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Hạt mưa
(Nguyễn Linh Khiếu)
ta là hạt mưa muôn đời trong suốt mát rượi
ta luôn luôn đầm đìa những mùa hạn hán cánh đồng mẹ 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    21  Hotline: 0432 99 98 98
ta luôn luôn trở về từ trời xanh
mẹ sinh ta trong những căn bếp chật chội mịt mù khói ngổn ngang 
rơm rạ
ngày nhỏ ta lẽo đẽo ngồi bên bếp lửa xem mẹ nấu rượu
chợt hiểu bí quyết mẹ đã làm ra ta
ngút ngàn bay hơi từ nồi gạo nếp cái hoa vàng mẹ hằng dành dụm
ngút ngàn bay lên nóng hôi hổi ngất ngây căn bếp nhỏ nhà mình
ngút ngàn bay lên trong suốt vần vũ vô cùng vũ trụ
rồi một ngày đất đai hạn hán mẹ gọi ta về
là hạt mưa
bao giờ ta cũng sống ở trên trời
bao giờ ta cũng trong suốt
bao giờ cũng mát rười rượi
bao giờ cũng đầm đìa những mùa hạn hán trần gian
ta bay lên trời từ căn bếp nghèo mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ.
(Theo www.nhandan.com.vn, 07/01/2006)
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Các biện pháp tu từ nào được tác giả sử dụng để sáng tạo nên hình ảnh hạt mưa?
A. Ẩn dụ, so sánh
B. Nhân hóa, liệt kê
C. Ẩn dụ, nhân hóa 
D. So sánh, liệt kê
Câu 3.  Vì sao những câu thơ của Nguyễn Linh Khiếu không được viết hoa chữ  cái đầu 
tiên?
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh căn bếp, hình ảnh luôn được trở đi trở lại 
trong bài thơ.
ĐỀ 25. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Xây cầu nối, đừng xây hàng rào 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    22  Hotline: 0432 99 98 98
Tôi có  một buổi nói chuyện với một nhân vật rất thú vị. Ba mươi hai tuổi. Sống  ở  vùng 
Caribbean. Hành nghề làm hàng rào. Là một triết gia trong tâm hồn.
Ông nói rằng dạo gần đây ai cũng lo xây hàng rào. Để  che tầm nhìn của hàng xóm. Để
bảo vệ  cho bản thân. Để  có sự  riêng tư. Để  tạo sự  cách biệt. Ông kể: “Tôi lớn lên tại St. 
Vincent, và trên hòn đảo nhỏ  bé  ấy chúng tôi sống như một gia đình lớn. Mọi đứa trẻ  thực 
sự  đều được cả  làng nuôi dưỡng. Ai cũng nói chuyện với nhau. Người ta quan tâm đến 
nhau. Chúng tôi là thành phần trong cuộc sống của nhau - một cộng đồng thật sự.”
Cộng đồng. Một từ  đẹp đẽ. Mỗi người chúng ta đều khao khát trong thâm sâu về  nhu 
cầu cộng đồng. Ai cũng khao khát thuộc về  một nơi nào đó. Để  biết rằng mình là thành 
phần của một thứ rộng lớn hơn. Nó cho ta cảm giác an toàn. Hạnh phúc. Tổ chức tốt nhất là 
tổ  chức biết tạo nên một cộng đồng và xây dựng một nơi làm việc mà người ta cảm thấy an 
tâm khi thể  hiện bản thân. Một gia đình tốt nhất cũng tương tự  -  tôn trọng lẫn nhau và tạo 
ra những giây phút chia sẻ phong phú. Vậy có lẽ ta nên bớt lo lắng chuyện xây hàng rào đi, 
và bắt đầu tạo dựng cảm giác an toàn thực sự - bằng cách dựng nên những nhịp cầu nối.
(Theo Đời ngắn, đừng ngủ dài, Robin Sharma, NXB Trẻ, 2015, tr. 184-185)
Câu 1. Theo bài viết, việc xây hàng rào của nhiều người, nhiều nhà nhằm mục đích gì?
Câu 2. Tác giả quan niệm thế nào là tổ chức tốt nhất?
Câu 3. Chỉ ra ý nghĩa biểu trưng của hình ảnh hàng rào trong văn bản.
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng tình với ý kiến của Robin Sharma khi ông cho rằng chúng ta 
nên dựng nên những nhịp cầu nối hay không? Vì sao?
ĐỀ 26. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đầu năm ngoái, tôi sang Myanmar. Điều ngạc nhiên thứ  nhất là thành phố  Yangon đã 
cấm hoàn toàn xe máy gần 10 năm rồi. Điều ngạc nhiên thứ  hai là tôi không thấy bất kỳ
cảnh sát giao thông nào trên phố trong cả bốn ngày ở đó, mặc dù đã để ý quan sát. Tôi thắc 
mắc. Bạn tôi giải thích là do thời tiết  ở  Myanmar nóng, cảnh sát giao thông ngồi  ở  trụ  sở
cho mát, khi nào mất điện, đèn giao thông không hoạt động thì họ  mới xuất hiện để  điều 
hành đèn giao thông. Điều đó cho thấy ý thức tuân thủ  đèn xanh  -  đèn đỏ  ở  Myanmar rất 
tốt. Còn  ở  các đô thị  nước ta, vào giờ  cao điểm, ở  ngã ba, ngã tư nào cũng có vài ba cảnh 
sát vất vả điều hành giao thông, mặc dù đèn xanh - đèn đỏ vẫn hoạt động.
Cả  nước có bao nhiêu ngã ba, ngã tư? Cần bao nhiêu cảnh sát giao thông cho đủ? Sự
bất tuân thủ  đèn xanh, đèn đỏ và nhiều quy tắc giao thông khác của người dân dẫn đến hậu 
quả  phải duy trì một lực lượng cảnh sát giao thông lớn khủng khiếp nhưng trật tự  giao 
thông vẫn thua những nước lân cận.
Khi thành phố  Quy Nhơn (Bình Định) treo băng rôn “Vượt đèn đỏ  chỉ  dành cho người 
ít học” thì dư luận  ầm  ầm phản đối, bảo nói như thế  là xúc phạm người dân. Theo tôi, 
không có gì xúc phạm người vượt đèn đỏ hơn chính hành động của họ. Tuy nhiên, chính xác 
hơn thì tấm băng rôn kia cần phải sửa lại là “Vượt đèn đỏ  là vô văn hóa”. Tôi cho rằng 
những người vượt đèn đỏ cần nhận được thái độ khinh bỉ, hình phạt nghiêm khắc. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    23  Hotline: 0432 99 98 98
Họ làm rối loạn giao thông, gây nguy hiểm cho người khác và chính họ. Một phần cũng 
vì họ mà tốc độ ô tô trong các thành phố nước ta bị giới hạn phổ biến ở mức 50km/h, so với 
mức 100km/h trên các đường phố Singapore.
Mấy năm trước, dù đường vắng, anh họ  của tôi đi xe máy, nghiêm túc dừng xe trước 
đèn đỏ  và gãy chân do bị  kẻ  vượt đèn đỏ  đâm từ  phía sau. Anh ấy chắc chắn không phải là 
người duy nhất phải trả giá cho sự bất tuân thủ quy tắc của những kẻ vô văn hóa khác.
(Trích Người vượt đèn đỏ đáng nhận sự khinh bỉ,
theo Kẻ trăn trở, Lương Hoài Nam, NXB Thế giới, 2016, tr. 449-450)
Câu 1. Ở Myanmar, nhân vật người viết đã ngạc nhiên bởi những điều gì?
Câu 2. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân nào khiến nước ta phải duy trì một lực lượng cảnh 
sát giao thông lớn khủng khiếp nhưng trật tự giao thông vẫn thua những nước lân cận?
Câu 3.  Đoạn trích thể  hiện tình cảm, thái độ  gì của Lương Hoài Nam đối với vấn đề
được bình luận?
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng tình với ý kiến cho rằng  những người vượt đèn đỏ  cần nhận 
được thái độ khinh bỉ, hình phạt nghiêm khắc không? Vì sao?
ĐỀ 27. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ánh sáng và hoa hướng dương
Thực vật sử  dụng năng lượng ánh sáng Mặt trời trong một quá trình quang hóa gọi là 
quang hợp. Nhờ đó, nước và khí cacbonic được chuyển hóa thành vật chất hữu cơ. Thực vật 
phù du  dưới nước có khả năng quang hợp, tạo thành nguồn thức ăn sơ cấp. Và từ nơi đó sự
sống bắt đầu, rồi động vật lên cạn, rồi tiến hóa, và sự  sống tiếp diễn… Người ta nói, ánh 
sáng là cơ sở  của sự  sống là vì vậy. Nếu ánh dương không còn, thì thế  gian không còn. Từ
đó vầng Mặt Trời là ơn nghĩa của con người, là ẩn dụ cho những gì lớn lao nhất.
Có một loài hoa luôn hướng về  phía Mặt Trời, người ta gọi là hoa Hướng Dương. Từ
sáng sớm đến chiều hôm, hướng từ  đông sang tây, mải miết theo hành trình của Mặt Trời. 
Thời gian ban đêm nó quay về  hướng đông để  rồi lại đón đợi quỹ  đạo của vầng dương khi 
bình minh đến. Loài hoa vàng rực rỡ này có dáng dấp hình Mặt Trời.
Nhưng có một điều rất đáng chú ý, là tập tính hướng về  Mặt Trời chỉ  có  ở  hoa hướng 
dương khi hoa đang còn là nụ, khi nó chưa trưởng thành. Vào khi giai đoạn chồi nụ kết thúc 
thì cuống hoa bị cứng lại. Và khi hoa đã nở thì nó không còn tập tính hướng dương nữa.
Các loài hoa hướng dương hoang dã cũng không có tập tính quay về phía Mặt Trời.
Đến đây, tôi nghĩ về  các em  ở  tuổi tween, tuổi teen. Tuổi mới lớn, tuổi chưa trưởng 
thành. Các em cũng có tập tính hướng dương rất mạnh. Tính hướng thượng dẫn đến niềm 
vui đam mê thần tượng cũng thường thấy và cũng dễ  cảm thông ở  lứa tuổi mạnh về  tư duy 
trực quan hình tượng này. Khi lớn lên rồi cũng chẳng ai còn thần tượng những ngôi sao này 
nọ.
Hướng về  Mặt Trời, hoa hướng dương cũng mang dáng dấp Mặt Trời. Biết hướng 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    24  Hotline: 0432 99 98 98
thượng, các em sẽ sống cao cả hơn. Tôi chỉ muốn nói thêm với em điều này, không phải ánh 
sáng nào cũng từ Mặt Trời. Có phải con thiêu thân nhầm lẫn không khi nó kết thúc cuộc đời 
dưới bóng đèn…?
Khi cuộc sống xã hội bên ngoài còn nhiều tệ  nạn. Có những thứ  ánh sáng ma quái của 
chốn ăn chơi, đua xe, hút hít, cờ  bạc, rượu chè. Có những thứ  ánh sáng thôi miên niềm tin 
của những kẻ khủng bố, bắt cóc, chặt đầu… Thì các em tuổi hoa thân mến ơi, chỉ có cách là 
phải phát triển nhận thức, phải được giáo dục, phải chăm lo học hành, để  như loài hoa 
hướng dương kia, luôn biết nhận ra và hướng theo ánh sáng của vầng dương thực sự ở trên 
cao.
(Theo Gửi em mây trắng, Đoàn Công Lê Huy,
NXB Kim Đồng, 2016, tr. 95-99)
Câu 1. Điểm tương đồng giữa hoa Hướng Dương với các em tuổi tween, tuổi teen là gì?
Câu  2.  Theo anh/chị, tác giả  muốn nói gì khi viết:  Tôi chỉ  muốn nói thêm với em điều
này, không phải ánh sáng nào cũng từ Mặt Trời?
Câu 3. Theo tác giả, các bạn tuổi hoa làm thế nào để phân biệt được ánh sáng của vầng 
dương thực sự trên cao với những thứ ánh sáng ma quái khác?
Câu 4. Anh/Chị hãy rút ra thông điệp của bài viết.
ĐỀ 28. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bài học từ trò chơi ghép hình
Ai trong chúng ta cũng đã một lần thử  sức với trò chơi ghép hình. Và với những kinh 
nghiệm từ  trò chơi rất đơn giản ấy, chúng ta đã áp dụng được những gì vào cuộc sống? Có 
thể  sẽ  rất thú vị  vì bức tranh ghép hình là các công việc cần làm  trong cuộc sống của bạn 
đấy!
Chúng ta không thể  mong muốn tất cả  phải hoàn thiện ngay, mọi việc phải đâu vào đó. 
Khi sự  việc trở  nên khó khăn, không trôi chảy, hãy tự  cho phép mình nghỉ  ngơi thoải mái 
đôi chút. Mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn quay lại.
Đừng quên có lúc phải vượt lên cao nhìn vào bức tranh toàn cảnh để  định hướng. Loay 
hoay với những mảnh nhỏ có lúc sẽ khiến bạn nản chí.
Lòng kiên trì sẽ  được đền đáp. Mọi thử  thách lớn đều cần được chinh phục từng bước 
một.
Mỗi khi gặp bế tắc, hãy chuyển sang một hướng khác. Và sau đó nhớ quay lại.
Việc đầu tiên bạn cần làm là hướng đến và thiết lập đường biên. Có ranh giới, bạn mới 
cảm nhận được sự an toàn và trật tự.
Đừng ngại thử  thách nhiều cách kết hợp khác nhau. Đôi khi chúng sẽ  khít khao đến 
ngạc nhiên.
Những việc đáng làm đều đòi hỏi sự  kiên trì và nỗ  lực. Bạn không thể  vội vã trước 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    25  Hotline: 0432 99 98 98
những thách thức lớn.
Hãy dành niềm vui để  tận hưởng những thành công nho nhỏ  của bạn. Chúng sẽ  động 
viên bạn bước tiếp. Và bạn sẽ  cảm nhận hạnh phúc ngay khi vượt qua được khó khăn thử
thách.
(Theo Hạt giống tâm hồn 3, Từ những điều bình dị, Nhiều tác giả,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2015, tr. 27-28)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Tác giả  khuyên chúng ta điều gì nếu  sự  việc trở  nên khó  khăn, không trôi chảy
khi chơi ghép hình?
Câu 3.  Vì sao người viết lại có thể  đưa ra những bài học nhân sinh từ  trò chơi ghép 
hình?
Câu 4.  Anh/Chị  có đồng tình với lời khuyên:  Mỗi khi gặp bế  tắc, hãy chuyển sang một 
hướng khác. Và sau đó nhớ quay lại. không? Vì sao?
ĐỀ 29. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ngôi chùa nhỏ nâu sồng, nép mình trong những tiếng chuông thu không mênh mông khi 
chiều xuống. Tiếng chuông như ngàn năm trước vẫn thế, ngân nga hoài ngoài bãi trong đê.
Chùa làng, sân lát gạch bát, ven  các lối đi rêu phong dấu giày. Vào chùa mới biết sân 
chùa lắm rêu. Bụi ngâu thơm khi chiều tối, chĩnh tương bên thềm hè. Hoa ngọc lan nhà 
chùa thơm trong không gian vắng, thanh và sạch. Sân trước, hoa đại trắng ngà rụng êm ru 
trên nền gạch đỏ. Bữa cơm nhà  chùa trên chiếc mâm gỗ  tróc sơn, miếng su hào luộc xanh 
trong như ngọc thạch. Nước luộc trong ngần sóng sánh trong chiếc bát chiết yêu men thô.
Ngày mưa giá, ngoài kia đường xa hun hút mưa phùn, bóng người co ro áo tơi nón lá 
chợ  đường xa bên sông. Bên kia sông, muôn đời vẫn là thế  giới khác. Làng khác, tiếng nói 
khác mặc dù cùng uống nước, cùng đi thuyền trên cùng một dòng sông… Ngày rằm mồng 
một, các bà áo dài nâu, chuỗi hạt đeo cổ, nụ  ngọc xanh hay hột vàng ta nhỏ  trịnh trọng nơi 
tai, miệng đỏ  thắm quết  trầu, gương mặt chìm đắm trong niềm thành kính thơ trẻ. Mùi 
nhang thơm u uẩn như một tình yêu muộn. Ngày đầu năm sớm, lá cờ  sặc sỡ  sân chùa nổi 
giữa triền lúa xanh non gợi niềm rộn ràng háo hức, lẫn sự  thảng thốt về  thời gian rơi qua 
kẽ tay như nước không trở lại. Ngoài đồng, những mô cỏ xanh cứ bình thản nhiều thêm.
(Trích Làng xứ Bắc, mùa xuân, theo Nhìn nhau trong nắng,
Lê Thúy Hà, NXB Kim Đồng, 2016, tr. 66-67)
Câu 1. Đoạn trích đã vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt nào?
Câu 2. Tìm các từ láy trong đoạn trích.
Câu 3. Đoạn trích thể hiện tình cảm gì của người viết đối với ngôi chùa làng?
Câu 4. Nêu cảm nhận của anh/chị về hình ảnh ngôi chùa làng được khắc họa trong đoạn 
trích. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    26  Hotline: 0432 99 98 98
ĐỀ 30. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Nếu luật giao thông giúp cho người lái xe được an toàn thì trên đường đời cũng cần 
phải có những quy luật bảo toàn hạnh phúc. Phạm luật, nghĩa là chúng ta đang bị tước mất 
quyền hạnh phúc.
Giáo sư Sonja Lyubomirsky, thuộc Đại học California, đã yêu cầu những người tham 
gia hãy ngẫu nhiên làm những việc tốt cho người khác trong vòng 10 tuần. Bà nhận thấy 
mức độ  hạnh phúc của những người này tăng lên đáng kể mỗi khi họ  làm được một việc tốt 
và họ vẫn giữ được trạng thái hạnh phúc sau một khoảng thời gian. Nghiên cứu chuyên sâu 
hơn cho thấy những người hay giúp đỡ  người khác, hoặc có tham gia hoạt động thiện 
nguyện thường cảm thấy hạnh  phúc hơn khoảng 30% so với những người chưa từng tham 
gia các hoạt động này. Điều đó phản ánh đúng bốn cấp độ hạnh phúc mà Aristotle, triết gia 
Hy Lạp, đã nêu ra từ hai ngàn năm trước.
Theo Aristotle, hạnh phúc  ở  cấp độ  cao thứ  hai của loài người là chia sẻ, trao tặng  -hay beautitudo, nghĩa là được chúc phúc. Khi ta làm cho người khác hạnh phúc họ  sẽ  chúc 
phúc ta bằng những ý nghĩ và cảm xúc tích cực. Năng lượng tích cực ấy sẽ hướng về phía ta 
và làm gia tăng mức độ hạnh phúc trong ta -  hạnh phúc vì nhìn ra điểm tốt ở người khác và 
làm được điều tốt cho người khác. Đã bao giờ  bạn thử  hỏi, giữa người nhận quà và người 
trao quà, ai sẽ hạnh phúc hơn? Chính người cho đi sẽ nhận về hạnh phúc nhiều hơn.
Từ  một nghiên cứu với sự  tham gia của 2.016 người cho thấy những ai tham gia các 
hoạt động thiện nguyện thì tinh thần họ  phấn chấn hơn, khả  năng miễn dịch mạnh, ít bị
trầm cảm và ít mắc các bệnh mãn tính. Một nghiên cứu ở Đại học Hebrew, Isarel cũng phát 
hiện ra rằng lòng tốt sản sinh ra chất dopamine, một chất dẫn truyền thần kinh làm cho con 
người cảm thấy sảng khoái.
Khi bước vào tình huống với suy nghĩ “Mình có thể nhận được gì?” thay vì là “Mình có 
thể  đóng góp được gì?”, ta sẽ  cảm thấy căng thẳng và có thể  gặt trái đắng. Còn khi ta chủ
động trao đi thì chính năng lượng trao tặng thể  hiện qua thái độ, lời nói và hành động sẽ
quay trở  về  với ta. Điều tưởng như là nghịch lý  ấy vẫn đang diễn ra trong cuộc sống  -  khi 
cho đi, ta sẽ nhận về nhiều hơn cái ta có ban đầu.
(Trích Lăng kính Tâm hồn, Trish Summerfield, 
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, 2013, tr. 14-15)
Câu 1. Theo đoạn trích, ai là những người hạnh phúc hơn? Người cho hay người nhận?
Câu 2.  Các nghiên cứu cho thấy khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, tinh thần 
chúng ta sẽ như thế nào?
Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào là hạnh phúc?
Câu 4. Chia sẻ bài học bài anh/chị nhận được từ đoạn trích.
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    27  Hotline: 0432 99 98 98
PHẦN HAI. GỢI Ý LÀM BÀI
ĐỀ 01
Câu 1. Marina Abramovic đặt trên bàn 72 vật như kéo, dao, roi, thậm chí cả  một khẩu 
súng lắp sẵn đạn… Trong suốt sáu tiếng đồng hồ, bà cho phép khán giả  muốn làm gì cũng 
được với cơ thể bà.
Câu 2. Ban đầu khán giả chỉ phản ứng dè dặt, nhưng rồi vài người dần dần bắt đầu tỏ ra 
hung bạo. Có người đã cắt quần áo của bà, có người cắm gai hoa hồng vào bụng bà, thậm 
chí còn giương súng nhằm bắn vào đầu bà.
Câu 3. Đoạn trích đã đề cập đến tâm lí hùa theo và sự vô cảm của đám đông.
Câu 4. Đám đông không phải lúc nào cũng tỉnh táo để suy lí, hành động một cách khách 
quan, đúng mực. Hùa theo đám đông để  phát ngôn hay hành động nhiều khi khiến con 
người ta trở nên hồ đồ. Thí sinh rút ra bài học nhận thức phù hợp.
ĐỀ 02
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận.
Câu 2. Lòng đố  kị  có ích trong trường hợp đôi lúc bạn bè kèn cựa nhau vì một hai con 
điểm. Sự đố kị, ghen tị ở mức độ nhẹ nhàng như vậy sẽ là động lực cho mình phát triển. 
Câu 3. Người viết đã thuyết phục người đọc ở:
- Cách triển khai vấn đề nghị luận: Vấn đề nghị luận (lòng đố kị trong chính người viết) 
được nêu lên  ở  những câu văn có kết cấu hô  ứng (Bạn sẽ  thắc mắc, tôi có bao giờ  đố  kỵ
không?  Câu trả  lời dĩ nhiên là có.). Những  câu khác trong đoạn đưa dẫn chứng làm sáng tỏ
cho vấn đề đã được khẳng định.
- Người viết đã phân tích rất kĩ càng các mặt lợi - hại của lòng đố kị.
-  Dẫn chứng minh họa trong đoạn trích rất phong phú. Có chuyện xưa, chuyện nay; có 
chuyện người, chuyện mình. Kinh nghiệm chống lại thói đố  kị  cũng được người viết rút ra 
từ chính sự trải nghiệm của bản thân.
Câu 4.  Thí sinh nhận thức lòng đố  kị  là không tốt và đề  xuất cách loại bỏ  lòng đố  kị
trong mình: nhận thức mỗi người luôn có thế  mạnh, ưu điểm riêng, có  thể  được phát huy; 
luôn giữ tinh thần, thái độ học hỏi, cầu thị để không thấy mình kém cỏi trước người khác và 
cảm thấy ghen ghét với người hơn mình; chủ  động tìm hiểu để  thấu hiểu, yêu thương, chia 
sẻ… 
ĐỀ 03
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2.  Chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của giáo dục Phần Lan:  dạy học là quá 
trình khơi gợi lòng đam mê tự học nơi học sinh. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    28  Hotline: 0432 99 98 98
Câu 3.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh.
- Hiệu quả: nhấn mạnh sự vô nghĩa, vô ích của lối học nhồi nhét kiến thức.
Câu 4.  Thí sinh thể  hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, đồng 
thời lí giải ngắn gọn vì sao lại có quan điểm đó.
ĐỀ 04
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2. Edison đã từng bị đuổi học vì luôn đặt những câu hỏi… ngu, như liệu có thể cho 
âm thanh vào một cái hộp không.
Câu 3.  Đoạn trích đề  cập đến vai trò tích cực của việc đặt những câu hỏi (dù đó là 
những câu hỏi… ngu).
Câu 4.  Thí sinh thể  hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, đồng 
thời lí giải ngắn gọn vì sao lại có quan điểm đó.
ĐỀ 05
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: biểu cảm.
Câu 2. Quan niệm “ở nhà ngày Tết” của nhân vật tôi là:
- Là về lại quê hương thăm những người thân yêu;
-  Là  trở  về  trong ký  ức tôi với nồi thịt kho của mẹ, là  tự  tay dọn dẹp căn phòng,  tỉa tót 
cho chậu mai;
-  Với những người xa quê hương, “ở  nhà ngày Tết” là đón mừng ngày Tết theo đúng 
phong tục của quê hương với niềm nhớ nhung da diết;
-  “Ở  nhà ngày Tết” là khoảng khắc  thấy nôn nao trong lòng, thấy muốn được yêu 
thương, hồi tưởng, trở về.
Câu 3.  Đoạn trích bộc lộ  xúc cảm yêu mến, gắn bó, thân thương, gắn bó của nhân vật 
tôi  đối với ngày Tết truyền thống của quê hương đồng thời thức tỉnh mỗi người trẻ  hãy biết 
nâng niu, trân trọng giá trị văn hóa tinh thần của quê hương, của gia đình…
Câu 4. Thí sinh bày tỏ ấn tượng đáng nhớ nhất của bản thân về ngày Tết quê hương.
ĐỀ 06
Câu  1.  Hai chữ  điều này  trong đoạn trích  thay thế  cho nội dung  biển không hề  lặng, 
sóng ngầm đã được thông báo ở đoạn (1).
Câu 2.  Theo tác giả, âm mưu của Trung Quốc trong việc mở  rộng lấn chiếm đảo này là 
xác lập chủ quyền, hoạt động quân sự, phát triển kinh tế biển và kiểm soát hàng hải. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    29  Hotline: 0432 99 98 98
Câu  3.  Trường Sa, biển không lặng  thực chất là cách nói  ẩn dụ  về  những hành động 
xâm phạm, chiếm đóng trắng trợn của Trung Quốc đối với chủ  quyền biển đảo Trường Sa -Việt Nam, làm dấy lên nỗi căm phẫn trong lòng nhân dân ta.
Câu 4.  Thí sinh bày tỏ  sự  phẫn nộ, phản đối của bản thân trước dã tâm xâm lược biển 
đảo Việt Nam của Trung Quốc.
ĐỀ 07
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận.
Câu 2.  Theo tác giả, bệnh stress đã nảy sinh từ: áp lực quá tải do cuộc sống mang lại, 
con người bị cuốn theo nhịp sống gấp gáp của thời đại.
Câu 3. Đoạn trích đề cập đến vấn đề “sống đơn giản”.
Câu 4.  Câu văn  Trong cuộc sống hãy dành một khoảng thời gian và không gian sống 
của mình để tìm hiểu, gần gũi và yêu quý những con người sống xung quanh chúng ta. gợi ý 
một phương thức hữu hiệu giúp con người thực hiện lối sống đơn giản...
ĐỀ 08
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: biểu cảm.
Câu 2. Trong ba khổ  thơ đầu, dấu  ấn văn học dân gian không chỉ  được thể  hiện  ở  việc 
gợi nhắc các thể  loại (cổ  tích,  ca dao, đồng dao,  huyền thoại) mà còn  ở  cách nhà thơ dựng 
lại một bầu không khí ca dao - cổ tích với hàng loạt hình ảnh thân thương, gần gũi như cánh 
cò trắng dải đồng xanh, khóm trúc, lùm tre, dây trầu, hương cau... 
Câu 3.
-  Biện pháp tu từ  được sử  dụng trong hai câu thơ: đối lập (lưng mẹ  còng xuống  -  con 
thêm cao).
-  Tác dụng: gợi những lo toan, vất vả, nhọc nhằn, những hi sinh suốt đời của mẹ  cho 
con khôn lớn, trưởng thành; thể  hiện nhận thức, lòng biết ơn, nỗi xúc động của con trước 
công ơn của mẹ.
Câu 4. Ý nghĩa lời ru của mẹ: Là nhịp cầu đưa bước chân con bước vào thế giới cổ tích, 
bước ra cuộc đời thực với bao ảnh hình sinh động, gần gũi, đi cùng đất nước; thắp lên trong 
con những tình cảm đẹp đẽ, nuôi dưỡng tâm hồn con (tình yêu đất nước, yêu cuộc sống, 
lòng thương yêu, biết ơn mẹ...).
ĐỀ 09
Câu 1. Hạt cây tung nảy mầm trên một bức tường đá.
Câu 2.  Để  chống chọi lại với  số  phận trớ  trêu, cây  tung  đã kiên trì tằn tiện từng chút 
dinh dưỡng hút được từ  bức tường đá và  “đầu tư”  phần lớn  nguồn dinh dưỡng  ấy  để  nuôi 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    30  Hotline: 0432 99 98 98
chính bộ của nó, với mục đích vươn được rễ tới đất.
Câu 3.  Cây tung quyết tâm  vươn cái rễ  tới đất  vì đất mới chính là không gian có thể
duy trì sự sống bền lâu, bền chặt cho nó.
Câu 4.  Chi tiết cây tung  kiên trì vươn cái rễ  bé bỏng về  phía đất, từng tý, từng tý, ngày 
này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác  mang đến cảm nhận 
về  sự  cần mẫn, nhẫn nại bền bỉ  -  một phẩm chất tính cách cần có của con người  ở  bất cứ
hoàn cảnh sống nào.
ĐỀ 10
Câu 1. Xu hướng liên kết với thiên nhiên được gọi là biophilia.
Câu 2.  Những phát hiện về  y tế, giáo dục, công việc, giải trí và cộng đồng chỉ  ra rằng 
tiếp xúc với thiên nhiên vẫn là điều quan trọng không thể  thay thế  đối với sự  phát triển của 
trẻ.
Câu 3. Khi tiếp xúc với thiên nhiên, trẻ  em sẽ  được chìm đắm trong sự  giàu có về  cảm 
xúc và thông tin cũng như vẻ  sống động của cánh rừng, bờ  biển, đồng cỏ… Điều này sẽ
thúc đẩy những phản  ứng học tập cơ bản như xác định, phân biệt, phân tích và đánh giá. 
Quá trình thích ứng với thế giới tự nhiên thay đổi không ngừng, và thường không thể dự báo 
còn giúp trẻ học cách thích nghi và giải quyết vấn đề. 
Câu 4.  Thí sinh thể  hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, đồng 
thời lí giải ngắn gọn vì sao lại có quan điểm đó.
ĐỀ 11
Câu 1.  Biện pháp tu từ  được sử  dụng trong câu văn (Sông Thị  Vải trong lưu vực sông 
Đồng Nai đã có đoạn bị  chết kéo dài sau khu vực hợp lưu Suối Cả, Đồng Nai đến khu công 
nghiệp Mĩ Xuân…): ẩn dụ (dòng sông bị chết).
Câu 2. Không khí trong lành ở  nông thôn đang bị  hủy hoại bởi: chất thải công nghiệp, 
chất thải của các làng nghề, chất thải trong nuôi trồng thủy sản...
Câu 3. “Hủy hoại” là làm cho hư hỏng, tan nát đi.
Câu 4.  Thí sinh có thể  thể  hiện trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ  gìn môi 
trường sống bằng các hành động cụ thể, ví dụ  như: không vứt rác bừa bãi, tiêu hủy rác đúng 
phương pháp kĩ thuật, trồng nhiều cây xanh, tiết kiệm năng lượng...
ĐỀ 12
Câu 1.  Việc dùng tiếng nước ngoài khi nói cũng như khi viết được chấp nhận khi có 
những thuật ngữ mới ra đời nhưng chưa kịp có từ tương ứng trong tiếng Việt.
Câu 2. Theo tác giả, muốn hiểu sâu ngoại ngữ  thì phải biết được từ  đồng nghĩa hoặc từ
tương ứng trong tiếng Việt. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    31  Hotline: 0432 99 98 98
Câu 3. Tác giả bày tỏ thái độ không đồng tình, khó chịu đối với những người khi nói và 
viết tiếng Việt thường chen tiếng nước ngoài vào.
Câu 4.  Thí sinh bày tỏ  suy nghĩ nghiêm túc về  trách nhiệm giữ  gìn sự  trong sáng của 
tiếng Việt: sử  dụng  đúng các qui tắc, chuẩn mực trong tiếng Việt; chỉ  mượn từ  nước ngoài 
khi trong tiếng Việt chưa có từ biểu thị tương ứng...
ĐỀ 13
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong bài thơ: biểu cảm.
Câu 2. Nắng mới và tiếng gà trưa (ở thời điểm hiện tại) là điểm gợi hứng khiến thi nhân 
nhớ về người mẹ của mình.
Câu 3.  Hình  ảnh  nét cười đen nhánh  gợi  ấn tượng sâu sắc trong nhân vật  trữ  tình về
người mẹ  với nét cười  (không phải “nụ cười”) tươi duyên, sáng ánh trưa hè, khoe hàm răng 
nhuộm đen bóng, đều tăm tắp như hạt na.
Câu 4.  Thí sinh bày tỏ  tình cảm chân thành, sâu sắc về  một người thân yêu nhất của 
mình.
ĐỀ 14
Câu 1.  Theo tác giả, căn nguyên của sự  nghèo khổ, lạc hậu thường thấy  ở  các bản làng 
trên các miền núi cao là do người dân ở đây ít đi quá.
Câu 2.  Những chuyến đi sẽ  giúp người đi khám phá vẻ  đẹp của các vùng miền, có 
những trải nghiệm thú vị, rèn luyện kĩ  năng sống, có được cảm giác thú vị  trong quá trình 
chinh phục các không gian và trở về để yêu thêm ngôi nhà của mình.
Câu 3.  Khi viết về  những chuyến đi, tác giả  đã thể  hiện sự  hào hứng, hứng khởi, thích 
thú, tinh thần chủ động, sẵn sàng trước, trong mỗi chuyến đi cũng như cảm giác sung sướng 
khi được chinh phục, trải nghiệm.
Câu 4.  Thí sinh nghiêm túc, thẳng thắn bày tỏ  quan điểm của mình và đưa ra lí lẽ, dẫn 
chứng hợp lí, thuyết phục. Khách quan, có thể  thấy ý kiến của người viết cho rằng nên tổ
chức cho  những người dân nghèo miền núi được đi đến các vùng đất khác của đất nước 
cũng là một gợi ý hay để chính những người dân tự nhận ra sự nghèo khổ, lạc hậu của mình 
mà thay đổi trong nếp nghĩ và vươn lên trong hành động. Tuy nhiên, để ý tưởng này khả thi, 
cần sự nỗ lực hợp tác từ rất nhiều phía…
ĐỀ 15
Câu 1.  Tác giả  khuyên chúng ta nên gần gũi với gia đình, với những người thân của 
mình.
Câu 2. Theo tác giả, cha mẹ nên ôm chặt các con và nói lời yêu thương với chúng vì trẻ
con chỉ bé bỏng có một thời, cánh cửa cơ hội để làm điều đó sẽ có lúc khép lại. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    32  Hotline: 0432 99 98 98
Câu 3. Hàng loạt những câu hỏi đặt ra trong văn bản thể hiện nhu cầu đối thoại, sẻ chia, 
tâm sự  của người viết về  vấn đề  tác giả  đang bàn luận (mức độ  quan tâm của mỗi người đối 
với gia đình, với những người thân yêu của mình).
Câu 4.  Tác giả  đã phân biệt rất rõ giá trị  tinh thần (cuốn album gia đình) với giá trị  vật 
chất (tài khoản ngân hàng), đồng thời thể  hiện quan điểm lựa chọn của mình: lựa chọn giá 
trị tinh thần thay vì giá trị vật chất. Đó là suy nghĩ hoàn toàn đúng đắn.
ĐỀ 16
Câu 1.  Biện pháp  tu từ  chủ  yếu được sử  dụng trong bài thơ: phép điệp (điệp cấu trúc: 
cấu trúc hỏi - đáp; cấu trúc câu thơ Người sống với người như thế nào?).
Câu 2.  Nhân vật trữ  tình  tôi  đã đặt câu hỏi cho  đất,  nước,  cỏ,  người.  Đất,  nước,  cỏ  có 
chung lời đáp lại  tôi:  Chúng  tôi  tôn  cao  nhau,  Chúng tôi làm đầy nhau,  Chúng tôi đan vào 
nhau. Riêng câu hỏi đặt ra cho người không có lời đáp.
Câu 3. Các từ ngữ tôn cao nhau, làm đầy nhau, đan vào nhau gợi đến cách ứng xử (của 
đất, nước, cỏ với nhau): tôn trọng, sẻ chia, nâng đỡ, đoàn kết.
Câu 4.  Điệp khúc  Tôi  hỏi  người:/  - Người  sống  với  người  như  thế  nào?  trở  đi  trở  lại
trong  phần  cuối  bài  thơ  vừa  thể  hiện  sự  truy  vấn  đầy  trăn  trở  và  đau  đớn  về  điều  khó  có  thể
hồi đáp (sự ứng xử giữa người với người).
ĐỀ 17
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.
Câu 2.  Để  niềm vui của người này không phải là nỗi buồn của người kia, tác giả  cho 
rằng mỗi người cần biết nghĩ đến người khác khi nói cũng như khi làm điều gì đó.
Câu 3. Hiệu quả nghệ  thuật của phép điệp và phép đối trong đoạn văn in đậm: Thể hiện 
những nghĩ suy, trăn trở nung nấu của người viết về việc làm thế nào để cân bằng những đối 
cực trong cuộc sống, để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn đối với mỗi người. 
Câu 4.  Để  trả  lời câu hỏi này, trước hết thí sinh phải hiểu “biết nhận phần mía ngọn” 
tức là biết nhường nhịn,  sẻ  chia, biết yêu thương, biết  ứng xử  đẹp đối với mọi người. Thí 
sinh trung thực, chân thành trả lời câu hỏi.
ĐỀ 18
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: biểu cảm.
Câu 2.  Nhân vật xưng  tôi  trong đoạn trích cùng cha mẹ  chạy trốn khỏi chiến tranh và 
bạo lực đẫm máu nơi  ở  Kobani để  đến châu Âu. Nhưng khi mới khởi hành được hai mươi 
phút, con thuyền chở họ đã bị lật giữa biển khơi, khiến tôi phải bỏ mạng.
Câu 3.  Đoạn trích thể  hiện nỗi đau nhức nhối của nhân vật  tôi  trong vai một em bé 
Syria trong thảm họa di cư.  
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    33  Hotline: 0432 99 98 98
Câu 4. Thí sinh bày tỏ  cảm xúc chân thành, tình cảm nhân đạo đối với hình  ảnh em bé 
Syria trong thảm họa di cư. 
ĐỀ 19
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2.  Theo đoạn trích, qui tắc 2 phút  đặc biệt hiệu quả  đối với những người tin rằng 
phương pháp còn quan trọng hơn mục tiêu.
Câu 3. Nội dung của đoạn trích: Hình thành một thói quen bằng cách bắt đầu thực hiện 
hành động trong 2 phút (qui tắc 2 phút).
Câu 4.  Thí sinh thể  hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, đồng 
thời lí giải ngắn gọn vì sao lại có quan điểm đó.
ĐỀ 20
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.
Câu 2.  Ý kiến  nhanh chân đã thành thói quen  đã được tác giả minh họa bằng dẫn 
chứng: khi chỉ có hai ba người thôi nhưng cũng có người chen ngang khi đổ xăng, khi lấy 
vé, khi đi đường.
Câu 3.  Đoạn trích thể  hiện thái độ  bất bình, phê phán, phẫn nộ, thậm chí khinh bỉ  thứ
“văn hóa” xấu xí của người Việt: văn hóa nhanh chân.
Câu 4.  Thí sinh thể  hiện quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến, đồng 
thời lí giải ngắn gọn vì sao lại có quan điểm đó.
ĐỀ 21
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản: Nghị luận.
Câu 2.  Khi leo núi, nếu leo cao quá nhanh, cơ thể  chúng ta không kịp làm quen với 
không khí loãng, máu trong người ta sẽ thiếu oxy và ta có thể choáng ngất, thậm chí chết.
Câu 3.  Những đỉnh núi của cuộc sống  chính là hình  ảnh  ẩn dụ  cho những mục tiêu lớn 
lao/ những thách thức, trở  lực trong cuộc đời mà chúng ta phải vượt qua để  chạm tay vào 
thành công, vào vinh quang.
Câu 4.  Thí sinh có thể  đồng tình hoặc không đồng tình với lời khuyên  đừng mong ước 
những vinh quang sớm sủa, những thành công dễ dàng, tuy nhiên phải đưa ra được lí lẽ hợp 
lí, thuyết phục. Ở  đây, phải thấy lời khuyên khá xác đáng, bởi lẽ  con đường  đến vinh quang 
và thành công không bao giờ  dễ  dàng cả. Và nếu vinh quang, thành công đến quá dễ  dàng, 
nó sẽ không khiến ta cảm nhận được niềm hạnh phúc.
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    34  Hotline: 0432 99 98 98
ĐỀ 22
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2.  Sự  trôi chảy của thời gian làm những chiếc lá từ  tươi xanh trở  nên khô héo, 
khiến kỉ  niệm chỉ  còn vang vọng như tiếng sỏi rơi vào lòng giếng cạn nhưng lại không thể
khuất phục được những câu thơ, những bài hát và đôi mắt em.
Câu 3. Hiệu quả của phép tu từ ẩn dụ: Khẳng định vẻ đẹp, sức sống vĩnh cửu của những 
câu thơ, những bài hát - những giá trị tinh thần của cuộc đời.
Câu 4. Thời gian có thể  làm biến đổi, hư hao nhiều thứ; con người theo thời gian cũng 
sẽ  lớn lên, già đi và chết. Nhưng con người hoàn toàn có thể  chế  ngự  được sức tàn phá của 
thời gian bằng cách suy nghĩ tích cực, sống đẹp hơn bằng các hành động cụ  thể, có ích cho 
đời.
ĐỀ 23
Câu 1.  Theo tác giả, mục đích thiêng liêng của ngày Giỗ  Tổ  là để  tưởng nhớ  tổ  tiên 
dựng nước, và để nhắc nhở con cháu phải cùng nhau giữ lấy nước.
Câu 2. Tác giả  đã đề  xuất ý kiến tổ  chức cho các bạn thanh niên hành quân, như những 
chiến sĩ bộ  đội Cụ  Hồ  từng hành quân trong chiến tranh và các cuộc chiến đấu bảo vệ  biên 
giới, khoảng 50 km (hoặc hơn) tới Đền Hùng trong những ngày trước mùng mười tháng ba. 
Câu 3. Câu văn Yêu nước chính là yêu tổ  tiên mình, là kính trọng các vị  vua Hùng của 
mình.  đã nêu lên một khía cạnh, một biểu hiện của lòng yêu nước, nhắc nhở  mỗi chúng ta 
phải biết hướng về  nguồn cội, để  tự  hào và noi gương tổ  tiên trong sự  nghiệp dựng nước và 
giữ nước.
Câu 4.  Thí sinh trình bày một cách trung thực, chân thành những việc đã, đang và sẽ
làm để bày tỏ lòng yêu Tổ quốc.
ĐỀ 24
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. C. Ẩn dụ, nhân hóa.
Câu 3.  Việc không viết hoa chữ  cái đầu tiên ở  mỗi câu thơ là một sáng tạo độc đáo của 
Nguyễn Linh Khiếu. Đặc điểm hình thức này khiến những câu thơ xuất hiện như là những 
ghi chép rất nhanh, rất vội, cho kịp dòng cảm xúc đang tuôn chảy trong tâm hồn tác giả  về
hạt mưa.
Câu 4.  Hình ảnh  căn bếp  được trở  đi trở  lại trong bài thơ (mẹ  sinh ta trong những  căn 
bếp  chật chội mịt mù khói ngổn ngang  rơm rạ,  ngày nhỏ  ta lẽo đẽo ngồi bên  bếp lửa  xem 
mẹ  nấu rượu,  ngút ngàn bay lên nóng hôi hổi ngất ngây  căn bếp  nhỏ  nhà mình,  ta bay lên 
trời từ  căn bếp  nghèo mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ)  gợi đến nhận thức cùng xúc cảm 
thương yêu, tự hào của hạt mưa về gốc gác bình dị, thân thương của mình. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    35  Hotline: 0432 99 98 98
ĐỀ 25
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2. C. Ẩn dụ, nhân hóa.
Câu 3.  Việc không viết hoa chữ  cái đầu tiên ở  mỗi câu thơ là một sáng tạo độc đáo của 
Nguyễn Linh Khiếu. Đặc điểm hình thức này khiến những câu thơ xuất hiện như là những 
ghi chép rất  nhanh, rất vội, cho kịp dòng cảm xúc đang tuôn chảy trong tâm hồn tác giả  về
hạt mưa.
Câu 4.  Hình ảnh  căn bếp  được trở  đi trở  lại trong bài thơ (mẹ  sinh ta trong những  căn 
bếp  chật chội mịt mù khói ngổn ngang  rơm rạ,  ngày nhỏ  ta lẽo đẽo ngồi bên  bếp lửa  xem 
mẹ  nấu rượu,  ngút ngàn bay lên nóng hôi hổi ngất ngây  căn bếp  nhỏ  nhà mình,  ta bay lên 
trời từ  căn bếp  nghèo mịt mù khói ngổn ngang rơm rạ)  gợi đến nhận thức cùng xúc cảm 
thương yêu, tự hào của hạt mưa về gốc gác bình dị, thân thương của mình.
ĐỀ 26
Câu 1. Khi sang Myanmar, người viết đã ngạc nhiên bởi hai điều:
- Thứ nhất, thành phố Yangon đã cấm hoàn toàn xe máy gần 10 năm.
-  Thứ  hai, nhân vật tôi không thấy bất kỳ  cảnh sát giao thông nào trên phố  trong cả  bốn 
ngày ở đó.
Câu 2. Theo tác giả,  sự bất tuân thủ đèn xanh, đèn đỏ và nhiều quy tắc giao thông khác 
của người dân chính là nguyên nhân khiến nước ta phải duy trì một lực lượng cảnh sát giao 
thông lớn khủng khiếp nhưng trật tự giao thông vẫn thua những nước lân cận.
Câu 3. Đoạn trích thể  hiện thái độ  bất bình, thậm chí phẫn nộ của Lương Hoài Nam khi 
bàn về ý thức tham gia giao thông của nhiều người dân Việt Nam. Đồng thời, tác giả còn thể
hiện sự đồng tình với khẩu hiệu “Vượt đèn đỏ chỉ dành cho người ít học”, thậm chí đề nghị
thay đổi thành khẩu hiệu “Vượt đèn đỏ là vô văn hóa”. Điều này chứng tỏ người viết có thái 
độ lên án nghiêm khắc đối với vấn đề được bàn luận.
Câu 4.  Thí sinh có thể  bày tỏ  thái độ  đồng tình hoặc không đồng tình với ý kiến cho 
rằng  những người vượt đèn đỏ  cần nhận được thái độ  khinh bỉ, hình phạt nghiêm khắc, tuy 
nhiên phải có lí lẽ  hợp lí, thuyết phục. Ở  đây có thể  thấy tác giả  đã rất nghiêm khắc đối với 
những người tham gia giao thông vi phạm luật an toàn giao thông (vượt đèn đỏ) và cơ sở để
người viết có thái độ đó chính là tính chất nguy hiểm của hành vi vượt đèn đỏ.
ĐỀ 27
Câu 1. Điểm tương đồng giữa hoa Hướng Dương với các em tuổi tween, tuổi teen chính 
là tập tính hướng dương. Hoa Hướng Dương khi chưa trưởng thành luôn hướng tới Mặt 
Trời. Các em tuổi tween, tuổi teen (tuổi mới lớn, chưa trưởng thành) cũng luôn biết hướng 
thượng. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    36  Hotline: 0432 99 98 98
Câu 2. Tác giả muốn nhắc nhở các bạn trẻ hãy biết phân biệt các nguồn ánh sáng bởi có 
nguồn ánh sáng mang lại sự sống, sức sống nhưng cũng có những nguồn ánh sáng ngụy tạo, 
khiến ta nhầm lẫn, mù quáng.
Câu 3.  Theo tác giả, để  phân biệt được  ánh sáng  của vầng dương thực sự  trên cao với 
những thứ  ánh sáng mai quái  khác, các bạn tuổi hoa  phải phát triển nhận thức, phải được 
giáo dục, phải chăm lo học hành. 
Câu 4. Thông điệp của bài viết: Hãy biết hướng thượng để sống cao cả hơn.
ĐỀ 28
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận.
Câu 2. Tác giả lại khuyên chúng ta nên nghỉ ngơi thoải mái đôi chút nếu sự việc trở nên 
khó khăn, không trôi chảy khi chơi ghép hình.
Câu 3.  Sở  dĩ người viết có thể  đưa ra những bài học nhân sinh từ  trò chơi ghép hình là 
bởi giữa trò chơi ghép hình với cuộc đời con người có nhiều điểm tương đồng.
Câu 4.  Thí sinh có thể  đồng tình hoặc không đồng tình với lời khuyên của tác giả, song 
cần đưa ra lí lẽ  hợp lí, thuyết phục. Có thể  thấy lời khuyên  Mỗi khi  gặp bế  tắc, hãy chuyển 
sang một hướng khác. Và sau đó nhớ  quay lại.  khá xác đáng vì nếu cứ  chìm đắm trong bế
tắc, ta sẽ bế tắc. Việc chuyển hướng suy nghĩ, nhìn nhận sang đối tượng khác sẽ giúp chúng 
ta tạm thời cởi bỏ  tâm lí tiêu cực khi bế  tắc đồng thời đó cũng là cơ hội để  ta tìm cách giải 
quyết từ các hướng khác.
ĐỀ 29
Câu 1. Đoạn trích đã vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả và biểu cảm.
Câu 2.  Các từ  láy trong đoạn trích:  mênh mông,  ngân nga,  hun hút,  co ro,  sặc sỡ,  rộn 
ràng, háo hức, thảng thốt.
Câu 3.  Đoạn trích thể  hiện niềm xúc động cũng như tình cảm yêu mến, gắn bó, tự  hào 
của người viết đối với ngôi chùa làng.
Câu 4.  Ngôi chùa làng được khắc họa trong đoạn trích gây  ấn tượng bởi vẻ  đẹp thanh 
sơ, yên ả, thâm nghiêm mà gần gũi.
ĐỀ 30
Câu 1. Theo đoạn trích, người cho đi mới là người hạnh phúc hơn.
Câu 2. Các nghiên cứu cho thấy khi tham gia các hoạt động thiện nguyện, tinh thần con 
người sẽ phấn chấn hơn, sảng khoái hơn, khả năng miễn dịch mạnh, ít bị trầm cảm và ít mắc 
các bệnh mãn tính.
Câu 3. Hạnh phúc là trạng thái sung sướng khi đạt được ý nguyện. 
BỘ ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN  –  GV: Vũ Thị Dung   Facebook: DungVuThi.HY
Moon.vn - Học để khẳng định mình    37  Hotline: 0432 99 98 98
Câu 4.  Đoạn trích hướng mỗi người đến bài học về  sự  yêu thương, sẻ  chia, lòng nhân 
ái, vị tha.
Giáo viên Vũ Dung
Nguồn: Moon.vn 

1 nhận xét: