Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Ôn thi bài Tây Tiến hay

NGỮ VĂN 12
______________
Taøi lieäu oân thi Ngöõ vaên 12




Taây Tieán




quangdung-Nhatho1.jpg
 















 



ĐỀ:
Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
.............................................
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

DÀN Ý:
I. MỞ BÀI:
- Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng trước hết Quang Dũng là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa, đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến.
- Những chiến sĩ Tây Tiến luôn là kỉ niệm đẹp trong phần đời binh nghiệp của ông. Họ là những người đồng chí chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng trong họ luôn hừng hực một lí tưởng cao đẹp “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”.
- Khi phải rời xa đơn vị, Quang Dũng đã trút cả tâm hồn, nỗi nhớ của mình vào bài thơ Tây Tiến. Tám câu đầu của bài thơ diễn tả nỗi nhớ da diết về đồng chí đồng đội, về những nơi mà Quang Dũng đã cùng họ đi qua, hoạt động và chiến đấu.
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
.............................................
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
II. THÂN BÀI:
1. Vài nét về đoàn binh Tây Tiến:
- Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội thành lập từ đầu năm 1947, chiến đấu trên địa bàn rừng núi rất rộng lớn và hiểm trở (miền  Tây  Bắc Bộ Việt Nam và vùng Thượng  Lào).
- Phần đông chiến sĩ Tây  Tiến vốn là học sinh, thanh niên  Hà  Nội.
- Sinh hoạt của họ vô cùng thiếu thốn, gian khổ nhưng họ vẫn lạc quan và dũng cảm chiến đấu.
- Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đoàn quân Tây Tiến từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác.
- Bài thơ được sáng tác cuối năm 1948 khi nhà thơ đóng quân ở Phù Lưu Chanh - một ngôi làng ven bờ sông Đáy - nhớ về đơn vị cũ ông đã viết nên bài thơ. Lúc đầu, ông đặt bài thơ là “Nhớ Tây Tiến” nhưng về sau đổi lại thành “Tây Tiến” vì nhà thơ cho rằng chỉ với hai từ “Tây Tiến” cũng đủ đã gợi lên nỗi nhớ là cảm hứng chủ đạo chứ không cần đến từ "nhớ"
 2. Nỗi nhớ của nhà thơ:
- Là một người lính trẻ hào hoa, lãng mạn ra đi theo tiếng gọi của Tổ quốc, sống và chiến đấu nơi núi rừng gian khổ nhưng chất thi sĩ vẫn trào dâng mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Một thời gắn bó sâu đậm với Tây Tiến, với đồng đội, với núi rừng đã làm cho ông không khỏi bồi hồi, xúc động khi nỗi nhớ về Tây Tiến dâng trào trong kí ức cuả nhà thơ.
- Bài thơ mở đầu là nỗi nhớ da diết, nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian, cảnh vật:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
+ Con sông Mã là một chứng nhân gắn bó với bao kỉ niệm của những người lính Tây Tiến. Theo dõi mạch thơ của bài thơ Tây Tiến, người đọc cảm nhận được rằng nó không còn là con sông vô hồn của địa lí, mà là dòng sông chảy dọc suốt cả bài thơ, chở nặng những nỗi niềm cảm xúc khó quên, những kỉ niệm buồn vui mà Tây Tiến đã đi qua.
+ Câu thơ mở đầu diễn tả nỗi niềm thương nhớ ấy của nhà thơ. Hiện tại, sông Mã, Tây Tiến đã xa rồi, nhưng tất cả vẫn còn đây mênh mang một nỗi nhớ. Nỗi nhớ dâng trào không sao kìm nén nổi, nhà thơ cất lên thành tiếng gọi: “Tây Tiến ơi!”. Tây Tiến ngày nào còn “Súng bên súng đầu sát bên đầu – Đêm đắp chung chăn thành đôi tri kỉ” (Đồng chí – Chính Hữu), mà giờ đây tất cả đã xa.
Song dù kí ức đã lùi vào dĩ vãng nhưng kỉ niệm thì không thể xóa nhòa, cũng giống như Chế Lan Viên khi nhớ về Tây Bắc:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương”
(Tiếng hát con tàu).
Như vậy, "Tây Tiến" không chỉ để gọi tên 1 đơn vị bộ đội mà nó đã trở thành một người bạn "tri âm tri kỉ" để nhà thơ giãi bày tâm sự.
+ Điệp từ “nhớ” trong những câu thơ của Quang Dũng được kết hợp với những âm “ơi, chơi vơi, hơi” . Tất cả đã tạo nên một âm hưởng tha thiết ngân mãi trong lòng người đọc, vọng mãi vào thời gian năm tháng, tô đậm các cung bậc cảm xúc.
+ Hai chữ “chơi vơi” trong câu thơ như vẽ ra được trạng thái của nỗi nhớ. Đó là một nỗi nhớ da diết, thường trực, ám ảnh trong tâm tư những chàng trai Tây Tiến như Quang Dũng. Đó còn là một nỗi nhớ khó định hình, định lượng nhưng nỗi nhớ ấy có sức lan tỏa, bao trùm cả không gian, thời gian, choáng hết những tâm tư tình cảm của nhà thơ.
Ca dao ngày xưa cũng có câu diễn tả rất hay về nỗi nhớ “chơi vơi” ấy: “Ra về nhớ bạn chơi vơi…” Sau này, ông hoàng trong thơ tình yêu Xuân Diệu cũng cảm nhận được nỗi nhớ chơi vơi của lòng mình: “Tương tư nâng lòng lên chơi vơi…” Xuân Diệu đã diễn tả thật hay và đắc nỗi buồn man mác khó tả của người đang yêu cũng như Quang Dũng diễn tả nỗi nhớ của mình vậy.
+ Trong tâm tưởng của nhà thơ, kỉ niệm này liên tiếp gọi dậy những kỉ niệm kia, tựa như những đợt sóng luôn mãi tuôn trào. Quang Dũng đã liệt kê liên tiếp trong đoạn thơ là những địa danh, những kỉ niệm về nỗi nhớ: nhớ sông Mã, nhớ Tây Tiến, nhớ rừng núi, nhớ Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông…
+ Đó là những địa bàn hoạt động của binh đoàn Tây Tiến, những nơi mà họ đi qua và dừng chân trên bước đường hành quân gian khổ, mệt nhọc. Nói đến Tây Bắc là nói đến vùng đất có địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt. Có những đêm dài hành quân, người lính Tây Tiến rất vất vả đi trong đêm dày đặc hơi sương, không nhìn rõ mặt nhau.
+ “Đoàn quân mỏi” nhưng tinh thần không “mỏi”. Bởi ý chí quyết tâm ra đi vì Tổ quốc đã làm cho những người trí thức Hà thành yêu nước trở nên kiên cường, bất khuất hơn.
+ Quang Dũng đã rất tài tình khi đưa hình ảnh “sương vào đây để khắc hoạ hơn sự khắc nghiệt cuả núi rừng Tây Bắc trong những đêm dài lạnh lẽo. Cũng miêu tả về “sương”, Chế Lan Viên cũng đã viết trong “Tiếng hát con tàu”:
“Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn”
Có lẽ thiên nhiên rất gắn bó với người lính Tây Bắc nên nó đã trở thành một kí ức khó phai trong lòng nhà thơ. Thiên nhiên tuy có đẹp nhưng cũng rất hiểm trở.
 - Bốn câu tiếp theo diễn tả rất rõ kỉ niệm ấy:
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngởi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
+ Bốn câu thơ mang vẻ đẹp của thơ tứ tuyệt “thi trung hữu họa”, một bức tranh thiên nhiên hoành tráng: núi, dốc, vực, rừng… hiểm trở, dữ dội, thơ mộng.
+ Các từ ngữ giàu tính tạo hình được huy động: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súng ngửi trời… diễn tả thật đắc địa cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ, hiểm trở.
Có những lúc người lính Tây Tiến phải vất vả để trèo lên đỉnh núi chạm đến mây trời. Độ cao của núi như chọc thủng trời mây “súng ngửi trời”; độ sâu, độ cao của dốc thì thăm thẳm “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”, thế núi như vút lên dựng đứng rồi đột ngột đổ xuống bất ngờ, nguy hiểm, kết hợp với cái “heo hút”, hoang vu, vắng lặng đến rợn người của núi rừng.
+ Quang Dũng đã khéo léo sử dụng từ “thăm thẳm mà không dùng từ “chót vót” bởi nói “chót vót” người ta còn có thể cảm nhận và thấy được bề sâu cuả nó nhưng “thăm thẳm” thì khó có ai có thể hình dung được nó sâu thế nào. Bằng những từ láy gợi hình ảnh rất cao như “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút”, nhà thơ đã làm cho người đọc cảm nhận được cái hoang sơ, dữ dội cuả núi rừng Tây Bắc.
+ Nhà thơ cũng rất trẻ trung, tinh nghịch khi đưa hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ “súng ngửi trời” để cho ta thấy bên cạnh thiên nhiên hiểm trở còn hiện lên hình ảnh người lính với tư thế oai phong lẫm liệt nơi núi rừng hoang vu.
+ Thơ Quang Dũng không chỉ thấm đẫm chất họa mà còn rất giàu tính nhạc. Chất nhạc trong bốn câu thơ được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt qua những thanh trắc đậm đặc: dốc, khúc khuỷu, thẳm, hút, súng, ngửi… khiến tiết tấu câu thơ đọc lên trúc trắc như chính sự khó khăn, hiểm trở của con đường hành quân cứ tăng mãi lên.
+ Nhưng câu thơ thứ tư đột ngột lắng xuống toàn những thanh bằng: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Nhịp thơ nhẹ nhàng, êm ái, cảm giác như trút hết cả những mệt mỏi, căng thẳng khi con người chiếm lĩnh được đỉnh cao, phóng tầm mắt ra bốn hướng nhẹ nhõm, sảng khoái ngắm nhìn trong không gian bao la, mịt mùng sương rừng, mưa núi thấp thoáng những ngôi nhà Pha Luông như đang bồng bềnh trôi giữa mù mưa xa khơi. Cảnh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng. Sự phối màu, hòa âm của Quang Dũng thật tài hoa, độc đáo.
+ Nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” được cảm nhận rõ khi nhà thơ tả núi rừng hùng vĩ, hiểm trở, dữ dội cũng để làm nổi bật lên hình ảnh người lính Tây Tiến trên bước đường hành quân và chiến đấu đầy gian khổ, vất vả, hi sinh nhưng vẫn lạc quan, hồn nhiên, yêu đời, lãng mạn.
=> Tám câu thơ đầu cuả bài thơ Tây Tiến là nhỗi nhớ về núi rừng Tây Bắc, về đồng đội Tây Tiến nhưng qua những chi tiết đặc tả về thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, nó đã trở thành một kí ức xa xôi trong tâm trí nhà thơ. Đó là một nỗi nhớ mãnh liệt cuả người lính Tây Tiến nói riêng và cuả những người lính nói chung. Bài thơ “Tây Tiến” dưới ngòi bút cuả lãng mạn, trữ tình cuả Quang Dũng đã trở thành một kiệt tác cuả mọi thời đại. Cảm hứng chủ đạo xuyên suốt bài thơ đó là cảm hứng về nỗi nhớ.
 III. KẾT BÀI:
- “Tây Tiến” là một bài thơ hay được viết nên bởi tâm hồn tài hoa, lãng mạn cuả người lính trí thức tiểu tư sản Quang Dũng. Bài thơ như 1 bức tượng đài bất tử đã tạc vào nền văn học Việt Nam hình ảnh những người lính trí thức yêu nước vô danh.
- Bài thơ xứng đáng được xem là kiệt tác cuả Quang Dũng khi viết về người lính trí thức tiểu tư sản hào hoa, phong nhã.
------------------------------------------------------------------------
Đề:
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
........
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

I. Mở bài:
- Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi, bụi thời gian có thể phủ dày lên hình ảnh của những anh hùng vô danh nhưng văn học với sứ mệnh thiêng liêng của nó đã khắc tạc một cách vĩnh viễn vào tâm hồn người đọc hình ảnh những người con anh hùng của đất nước đã ngã xuống vì nền độc lập của Tổ quốc trong suốt trường kỳ lịch sử.
- Ở trong thơ Quang Dũng cũng đã dựng lên một bức tượng đài bất tử như vậy về người lính cách mạng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là bức tượng đài đã làm cho những người chiến sĩ yêu nước từng ngã xuống trong những tháng năm gian khổ ấy bất tử cùng thời gian
"Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hnội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
II. THÂN BÀI:
 a. Trước  khi đi vào phân tích đoạn thơ, ta cần biết một chút về đoàn binh Tây Tiến:
- Đầu năm 1947, sau khi cuộc kháng chiến toàn quốc vừa bùng nổ, một đơn vị bộ đội được thành lập, từ Hà Nội hành quân về biên giới phía Tây, có nhiệm vụ vừa cùng với bộ đội Lào kháng chiến, vừa chặn đánh mũi tiến quân của giặc Pháp từ Thượng Lào vào nước ta. Đó là binh đoàn Tây Tiến. Những ngày đầu kháng chiến, cuộc sống của những anh bộ đội đã cực kì gian khổ, những ngày hành quân giữa núi rừng biên giới phía Tây càng gian khổ bội phần.
- Điều đặc biệt nhất của đoàn quân Tây Tiến ấy là hầu như tất cả người trong đơn vị đều từ Hà Nội ra đi, cái chất chung của đơn vị là “chất Hà Nội”. Quang Dũng, vốn đã sống nhiều năm ở Hà Nội, trở thành một đại đội trưởng của đơn vị. Đoàn quân Tây Tiến tồn tại không lâu, chỉ đến đầu năm 1948 thì hoàn thành nhiệm vụ, được rút về nước, giải thể để thành lập đơn vị mới.
- Riêng Quang Dũng, chuyển công tác sang làm văn hoá văn nghệ tại Quân khu. Chính ở đây, nơi một làng quê có tên là Phù Lưu Chanh, vào khoảng cuối năm 1948, nhớ về đơn vị cũ, Quang Dũng đã viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, về sau đổi thành Tây Tiến.
b. Bức chân dung người chiến sĩ với những nét độc đáo cả ngoại hình lẫn nội tâm:
- Bức tượng đài người lính Tây Tiến trước hết được khắc hoạ lên từ những đường nét nhằm tô đậm cuộc sống gian khổ của họ. Nếu như ở những đoạn thơ trước đó người lính mới chỉ hiện ra trong đoàn quân mỏi trong câu:
" Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi "
hay trong khung cảnh hết sức lãng mạn trong đêm liên hoan, đêm lửa trại thắm tình cá nước thì ở đây là hình ảnh đoàn binh với những nét đặc biệt về ngoại hình.
- Đây là hai nét về ngoại hình của họ:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ  oai hùm
+ Giống như một lời định nghĩa, Tây Tiến là một đoàn binh của những người không mọc tóc. Thật độc đáo, đến như là quái dị. Nhưng ở đây, đằng sau sự độc đáo ấy là sự thật của cuộc đời, hào hùng và bi thương.
+ Có một thời của cuộc kháng chiến chống Pháp, gian khổ thiếu thốn đến vô cùng, anh bộ đội còn có những tên gọi rất ngộ nghĩnh: Vệ trọc, Vệ túm. Vệ trọc bởi vì thiếu ăn, đau ốm, tóc rụng hết, phải trọc đầu. Vệ túm bởi vì áo quần rách rưới, phải túm trước túm sau.
+ Quang Dũng không nói vệ trọc mà nói không mọc tóc vì cách nói này độc đáo hơn, đậm chất Tây Tiến hơn, ngộ nghĩnh mà cũng ngang tàng hơn. Nhà thơ như muốn nói: anh bộ đội ở đâu cũng gian khổ, thiếu thốn, nhưng không đâu bằng Tây Tiến. Hơn nữa, những con người Tây Tiến là những con người đặc biệt không mọc tóc.
+ Cách nói của Quang Dũng là sự thể hiện tinh thần lãng mạn của những con người luôn luôn coi thường gian nan, có thể đùa cợt với gian nan, lấy gian nan làm chất men, chất thơ cho cuộc sống.
- Thêm một nét độc đáo nữa trong ngoại hình của những người chiến sĩ:
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
+ Đã “đoàn binh không mọc tóc”, bây giờ lại còn là “quân xanh”, tức đoàn quân màu xanh.
+ Có người hiểu rằng, đây là cách nói màu xanh của lá nguỵ trang mà các anh bộ đội ta vẫn khoát lên người trong khi hành quân. Nhưng nếu chỉ như thế thì đâu còn là nét riêng của bộ đội Tây Tiến, thì còn gì là mạch cảm xúc độc đáo của bài thơ.
+ Quân xanh đây chính là màu xanh của người bị bệnh sốt rét lâu ngày.
+ Thường thì với màu xanh này, người ta vẫn thường nói “xanh như lá”, Quang Dũng chỉ đổi một từ thôi: xanh màu lá, nghĩa là xanh màu của sự sống.
+ Nhưng thế giới tinh thần của người lính lại cho thấy họ chính là những người chiến binh anh hùng, họ còn chứa đựng cả một sức mạnh áp đảo quân thù, họ dũng mãnh như hổ báo, hùm beo.
+ Cái giỏi của Quang Dũng là mô tả người lính với những nét khắc khổ tiều tuỵ nhưng vẫn gợi ra âm hưởng rất hào hùng của cuộc sống. Bởi vì câu thơ "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc" với những thanh trắc rơi vào trọng âm đầu của câu thơ như "tiến", "mọc tóc". Nhờ những thanh trắc ấy mà âm hưởng của câu thơ vút lên.
+ Vì thế mà nét tiếp theo mà tác giả khắc hoạ về những người chiến sĩ là dữ oai hùm, có cái oai phong dữ dội của hùm beo, của những đoàn quân mạnh.
+ Thủ pháp tương phản mà QDũng sử dụng ở câu thơ "Quân xanh màu lá dữ oai hùm" không chỉ làm nổi bật lên sức mạnh tinh thần của người lính mà còn thấm sâu màu sắc văn hoá của dân tộc. ở đây, nhà thơ không chỉ muốn nói rằng những người lính Tây Tiến như chúa sơn lâm, không phải muốn "động vật hoá" người lính Tây Tiến mà muốn nói tới sức mạnh bách chiến bách thắng bằng một hình ảnh quen thuộc trong thơ văn xưa:
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu
(Khí thế của ba quân như hùm beo át cả sao Ngưu trên trời)
(Phạm Ngũ Lão - Thuật hoài)
+ Và ngay cả Hồ Chí Minh trong "Đăng sơn" cũng viết
"Nghĩa binh tráng khí thôn ngưu đẩu
Thể diện sài long xâm lược quân"
Có thể nói Quang Dũng đã sử dụng một môtíp mang đậm màu sắc phương Đông để câu thơ mang âm vang của lịch sử, hình tượng người lính cách mạng gắn liền với sức mạnh truyền thống của dân tộc. Đọc câu thơ: "Quân xanh màu lá dữ oai hùm" ta như nghe thấy âm hưởng của một hào khí ngút trời Đông Á.
- Từ hai nét về ngoại hình, Quang Dũng nói lên tâm hồn của người lính Tây Tiến cũng bao gồm hai nét:
Mắt trừng gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
+ Đó là hai nét tương phản đầy chất lãng mạn trong nội tâm người chiến sĩ: Qua biên giới thì “mắt trừng gởi mộng”, nhớ về Hà Nội thì mơ “dáng kiều thơm”. Đây đúng là con người mẫu của văn học lãng mạn, say mê sự nghiệp anh hùng nhưng cũng hào hoa, đa tình trong cuộc.
+ Trước hết đó là một vẻ đẹp tấm lòng luôn hướng về Tổ quốc, hướng về Thủ đô. Người lính dẫu ở nơi biên cương hay viễn xứ xa xôi mà lòng lúc nào cũng hướng về Hà Nội. Ta bỗng nhớ đến câu thơ của Huỳnh Văn Nghệ:
"Từ thuở mang gươm đi mở nước
Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long"
Người lính Tây Tiến dẫu "mắt trừng gửi mộng qua biên giới" mà niềm thương nỗi nhớ vẫn hướng về một "dáng kiều thơm".
+ Đã một thời, với cái nhìn ấu trĩ, người ta phê phán thói tiểu tư sản trong bài thơ. Nhưng thực ra, nhờ vẻ đẹp ấy của tâm hồn mà người lính có sức mạnh vượt qua mọi gian khổ, người lính trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp của con người Việt Nam.
+ Quang Dũng đã tạo nên một tương phản hết sức đặc sắc - những con người chiến đấu kiên cường với ý chí sắt thép cũng chính là con người có một đsống tâm hồn phong phú. Người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động trong một nỗi nhớ về một dáng kiều thơm, nhớ về vẻ đẹp của Hà Nội - Thăng Long xưa.
c. Đây là đoạn thơ hiếm gặp trong thơ kháng  chiến, nhưng  là đoạn thơ làm cho bức chân dung người chiến sĩ Tây Tiến trở nên trọn vẹn:
- Nếu như ở 4 câu thơ trên, người lính Tây Tiến hiện ra trong hình ảnh một đoàn binh với những bước chân Tây tiến vang dội khí thế hào hùng và một thế giới tâm hồn hết sức lãng mạn thì ở đây, bức tượng đài người lính Tây Tiến được khắc tạc bằng những đường nét nổi bật về sự hy sinh của họ.
- Nỗi nhớ của Quang Dũng là một câu thơ rất buồn:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
+ Nhịp thơ chậm, mỗi từ đều gợi lên cảm xúc buồn. Từ câu thơ, hiện lên một bức tranh rất buồn: Một vùng đất biên cương, rải rác những nấm mồ hiu quạnh…
+ Từng chữ từng chữ trong câu thơ dường như mỗi lúc một nhấn thêm nốt nhạc buồn của khúc hát hồn tử sĩ. Chẳng phải thế sao? Nói về những nấm mồ, lại là những nấm mồ "rải rác" dễ gợi sự hoang lạnh, lại là "rải rác" nơi "viễn xứ", những nấm mồ ấy càng gợi sự cô đơn côi cút. Quang Dũng muốn nói tới nơi yên nghỉ của những người đồng đội.
+ Hình ảnh này đã có sẵn từ Chinh phụ ngâm khi nói về người tử trận với những nấm mồ:
Non Kì quạnh quẽ trăng treo
Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò
Hồn sĩ tử gió ù ù thổi
Mặt chinh phu trăng dõi dõi soi
Chinh phu tử sĩ mấy người
Nào ai mạc mặt nào ai gọi hồn"
- Từ câu thơ rất buồn, Quang Dũng đến một câu thơ rất đẹp, không phải nói về cái chết mà nói về lẽ sống của con người:
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
+ Như một lẽ sống, câu thơ còn vang lên như một lời thề trước lúc lên đường của các chiến sĩ Tây Tiến: sẵn sàng chiến đấu dũng cảm, sẵn sàng hi sinh
+ Cái chết không còn sự mất mát, một nỗi đau, mà là một sự tự nguyện. câu thơ không chỉ nói về những người đã chết mà còn nói về những người đang sống, đầy sự cổ vũ.
- Nhà thơ nói tiếp về một sự việc mà có lẽ nhiều người không dám nói:
Áo bào thay chiếu anh về đất
+ Sự thật ẩn chứa trong câu thơ là gì? Thiếu cả chiếu, người chiến sĩ Tây Tiến được mai táng với chiếc áo đang mặc trên người. Đây là những điều rất dễ gây ra cảm xúc ngậm ngùi.
+ Bao nhiêu thương yêu của Quang Dũng trong một câu thơ như vậy về một đồng đội của mình. Ai bảo Quang Dũng không xót thương những người đồng đội của mình ra đi trong cách tiễn đưa ấy, cảnh tiễn đưa với bao thiếu thốn, khó khăn, cái thuở những người lính Tây Tiến chết vì sốt rét nhiều hơn chết vì chiến trận. Lại trong cảnh kháng chiến còn rất khó khăn nên tiễn đưa người chết không có cả một chiếc quan tài. Hoàng Lộc trong  "Viếng bạn" cũng đã viết về cảnh tiễn đưa như thế
" Ở đây không manh ván
Chôn anh bằng tấm chăn
Của đồng bào Cứa Ngàn
Tặng tôi ngày sơ tán"
+ Cách nói của Quang Dũng: không chỉ vì thiếu chiếu mà vì đã có “áo bào thay chiếu”. Áo bào là chiếc áo mà các võ tướng ngày xưa mặc lúc ra trận. Được mai táng cùng với chiếc áo bào, hình ảnh thiêng liêng mà anh hùng. Cách nói của Quang Dũng có vẻ lãng mạn nhưng sự lãng mạn ở đây là rất cần thiết và rất phù hợp.
- Đoạn thơ kết lại bằng một câu thơ như tiễn đưa hồn các chiến sĩ về với đất mẹ:
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
+ Câu thơ gợi ấn tượng: Sau khi người chiến sĩ “về đất”, tất cả núi rừng đều lặng im để lắng nghe tiếng gầm vang vọng của dòng sông Mã.
+ Nhà thơ gọi “khúc độc hành”, bởi thông thường, khi vĩnh biệt những chiến sĩ anh hùng, vẫn có dàn quân nhạc tấu những khúc quân hành. Đây không có quân nhạc, không có những khúc quân hành thì đã có khúc độc hành của dòng sông Mã.
+ Đây là khúc nhạc hùng tráng muôn đời của núi rừng miền Tây, của đất nước quê hương mãi mãi ca ngợi và nhớ thương những con người anh hùng.
+ Có thể khẳng định: Trong thơ Việt Nam chưa có bài thơ nào viết về sự hi sinh mất mát với những câu thơ hùng tráng như vậy.
+ Từ sự kết hợp một cách hài hoà giữa cái nhìn hiện thực với cảm hứng lãng mạn, Quang Dũng đã dựng lên bức chân dung , một bức tượng đài người lính cách mạng vừa chân thực vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp sức mạnh dân tộc ta trong thời đại mới, thời đại cả dân tộc đứng lên làm cuộc kháng chiến vệ quốc thần kỳ chống thực dân Pháp.
+ Đó là bức tượng đài được kết tinh từ âm hưởng bi tráng của cuộc kháng chiến ấy. Đó là bức tượng đài được khắc tạc bằng cả tình yêu của Quang Dũng đối với những người đồng đội, đối với đất nước của mình. Vì thế từ bức tượng đài đã vút lên khúc hát ngợi ca của nhà thơ cũng như của cả đất nước về những người con anh hùng ấy.
d. Khổ thơ cuối kết lại bài thơ mà cũng là lời khẳng định về người chiến sĩ Tây Tiến:
- Khổ thơ với những câu thơ khẳng định phẩm chất đẹp nhất, đều đọng lại đẹp nhất của đoàn quân Tây Tiến:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
+ “Đi không hẹn ước” là đi mà không nghĩ đến ngày về, là sẵn sàng một đi không trở lại.
+ Đó là tinh thần của tráng sĩ Kinh Kha sang Tần:
Phong tiêu tiêu hề Dịch thuỷ hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
(Gió hiu hắt chừ, sông Dịch lạnh tê
Tráng sĩ một đi chừ, chẳng trở về)
+ Đó là tinh thần của người li khách trong thơ của Thâm Tâm:
“- Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
Chí nhớn chưa về bàn tay không,
Thì không bao giờ nói trở lại!
Ba năm, mẹ già cũng đừng mong,”
(Tống biệt hành)
+ Đó cũng là tinh thần của người chiến sĩ Việt Nam từng được vang lên trong những câu hát vào những năm kháng chiến:
Đoàn Vệ quốc quân một lần ra đi
Là có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi, ra đi bảo tồn sông núi
 Ra đi, ra đi, thà chết chớ lui.
+ Điều tuyệt đẹp ở đây là tinh thần ấy không phải là của riêng ai, mà là của cả đoàn quân Tây Tiến.
- Tinh thần một đi không trở lại còn được nhà thơ khắc sâu thêm một lần nữa:
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
+ “một chia phôi”: Là lời khẳng định dứt khoát, quyết chí ra đi, không lưu luyến bịn rịn, không chút băn khoăn bao giờ trở lại. Từ “một” ở đây như một cánh tay giơ lên để khẳng định một lời thề.
+ Nhà thơ như đang nhớ đến những ngày đầu, những bước chân đầu tiên rời mảnh đất đồng bằng quê hương để đến với Tây Tiến. Con đường trước mặt trùng điệp núi non, thăm thẳm mịt mù ở phía chân trời. Kết quả của câu thơ còn cho ta hiểu rằng, đường lên thăm thẳm, mà cũng là thăm thẳm một chia phôi , chỉ có chia phôi, chỉ nghĩ đến chia phôi, phảng phất chút buồn nhưng cũng rất hùng tráng và cảm động.
- Hai câu thơ cuối vang lên như là lời khẳng định sự trường tồn của đoàn quân Tây Tiến:
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy,
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
+ Lời khẳng định ấy bắt đầu bằng việc nhắc đến những con người Tây Tiến, nhắc đến mùa xuân ấy, mùa xuân đã rở thành bất diệt.
+ Sầm Nứa hay còn quen gọi là Sầm Nưa, là tên một địa danh của Lào, kề biên giới Việt – Lào, thuộc địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến. Mãi mãi những người Tây Tiến không bao giờ có thể quên được mảnh đất Tây Tiến, những tháng ngày Tây Tiến.
+ Tại sao ở đây nhà thơ không dùng từ “lòng” hay một từ nào khác như tâm hồn, trái tim… mà dùng từ “hồn”? Bởi con người ta có hai phần: phần hồn và phần xác; xác thì có thể chuyển dịch, có thể rời xa, có thể mất đi, hồn thì mãi mãi vẫn còn. Nhắc đến hồn là nhắc đến những gì thiêng liêng nhất của con người, phần sâu thẳm nhất, đẹp nhất nơi mỗi con người.
+ Nói về con người, Quang Dũng thật sự muốn khẳng định mình: Mãi mãi không quên Tây Tiến, mãi mãi là người lính Tây Tiến. Những người đồng đội Tây Tiến dù mất hay còn, vẫn còn sống mãi trong tâm hồn nhà thơ.
III. KẾT BÀI:
- Tây Tiến là một đơn vị bộ đội có thời gian tồn tại rất ngắn ngủi, chi hơn một năm trời. Thế mà cho đến nay, trải qua hơn 60 năm, kỉ niệm về nó thật hào hùng, có lẽ không bao giờ có thể phai được.
- Vì sao vậy? Chỉ cần đọc lại những câu thơ của Quang Dũng đã viết về người chiến sĩ trong bài thơ Tây Tiến, bất kì người đọc nào cũng có được câu trả lời.


------------------------------------------------------------------- ợi giA �Ao p < �+ span>

Ve keo rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
2. Thân bài:
- Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, thơ ông diễn tả những tình cảm cách mạng thật nhẹ nhàng mà cũng thật đậm sâu. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung. Bài thơ được viết vào tháng 10/1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến từ giã "Thủ đô gió ngàn" về với "Thủ đô Hoa vàng nắng Ba Đình".
- Cả bài thơ là một niềm hoài niệm nhớ thương tuôn chảy về những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc rất gian khổ nhưng vui tươi hào hùng. Nhưng có lẽ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong bài ca Việt Bắc có lẽ là đoạn thơ về bức tranh tứ bình với bốn mùa xuân - hạ - thu - đông.
- Mở đầu đoạn thơ là hai câu thơ giới thiệu nội dung bao quát cảm xúc chung của đoạn thơ:
"Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người"
+ Câu thơ đầu tiên sử dụng câu hỏi tu từ "mình có nhớ ta", câu thơ thứ hai là tự trả lời, điệp từ "ta" lặp lại bốn lần cùng với âm "a" là âm mở khiến câu thơ mang âm hưởng ngân xa, tha thiết nồng nàn. Người ra đi muốn hỏi người ở lại: không biết sau khi ta về xuôi rồi, người ở lại có còn nhớ ta nữa chăng? Đây chỉ là câu hỏi mang tính tu từ, hỏi để tạo cái cớ cho người ra đi khẳng định về chính mình. Người ở lại có thể hiểu rằng: Sau khi ta về xuôi rồi, không biết người ở lại có còn nhớ đến ta không, riêng ta sẽ nhớ mãi.
+ Với Tố Hữu, người cán bộ ra đi không chỉ nhớ đến những ngày tháng gian khổ "bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng", mà còn nhớ đến vẻ đẹp đáng yêu của Hoa cùng Người. Ở đây, hoa vừa mang nghĩa chính, vừa mang nghĩa hoán dụ: Hoa là hoa mà cũng là thiên nhiên nói chung, tượng trưng cho vẻ đẹp thiên nhiên Việt Bắc. Còn con người là con người Việt Bắc với tấm áo chàm nghèo khổ nhưng đậm đà lòng son.
+ Từ “cùng” tạo nên một sự liên kết mật thiết: giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc là một sự gắn bó, có hoa là có người, có người là có thiên nhiên. HoaNgười quấn quýt với nhau trong vẻ đẹp hài hòa đằm thắm để tạo nên cái nét riêng biệt, độc đáo của vùng đất này. Chính điều ấy đã tạo nên cái cấu trúc đặc sắc cho đoạn thơ. Trong bốn cặp lục bát còn lại câu sáu dành cho nhớ hoa, nhớ cảnh, câu tám dành cho nhớ người. Cảnh và Người trong mỗi câu lại có những sắc thái đặc điểm riêng thật hấp dẫn.
- Nhắc đến mùa đông ta thường nhớ đến cái lạnh thấu xương da, cái ảm đạm của những ngày mưa phùn gió bấc, cái buồn bã của khí trời u uất. Nhưng đến với Việt Bắc trong thơ Tố Hữu thì thật lạ. Mùa đông bỗng ấm áp lạ thường:
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”
+ Ở hai câu thơ, câu trên là hoa, thiên nhiên Việt Bắc: Rừng Việt Bắc với những màu sắc tiêu biểu là màu xanh. Đúng là hình ảnh của một vùng đất với núi rừng trùng điệp, hình ảnh luôn luôn hiển hiện trong kỉ niệm của người đến Việt Bắc. Điểm xuyết trên cái nền màu xanh bát ngát bao la của cánh rừng, là màu hoa chuối đỏ tươi đang nở rộ lung linh dưới ánh nắng mặt trời. Từ xa trông tới, bông hoa như những bó đuốc thắp sáng rực tạo nên một bức tranh với đường nét, màu sắc vừa đối lập, vừa hài hòa, vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Cái màu "đỏ tươi" - gam màu nóng của bông chuối nổi lên giữa màu xanh bát ngát của núi rừng, làm cho thiên nhiên Việt Bắc trở nên tươi sáng, ấm áp và như tiềm ẩn một sức sống, xua đi cái hoang sơ lạnh giá hiu hắt vốn có của núi rừng.
+ Câu thơ làm ta liên tưởng đến màu đỏ của hoa lựu trong thơ Nguyễn Trãi:
“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
(Cảnh ngày hè)
+ Từ liên tưởng ấy ta thấy, mùa đông trong thơ Tố Hữu cũng lan tỏa hơi ấm của mùa hè chứ không lạnh lẽo hoang sơ bởi màu đỏ của hoa chuối cũng như đang phun trào từ giữa màu xanh của núi rừng.
+ Cùng hiện lên với cái lung linh của hoa chuối ấy là con người của vùng chiến khu lên núi làm nương, phát rẫy sản xuất ra nhiều lúa khoai cung cấp cho kháng chiến:
"Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng" .
+ Trước thiên nhiên bao la, con người dường như càng trở nên kỳ vĩ, hùng tráng hơn. Ở đây nhà thơ không khắc họa gương mặt mà chớp lấy một nét thần tình rực sáng nhất. Đó là ánh mặt trời chớp lóe trên lưỡi dao rừng ở ngang lưng.
+ Ở đây câu thơ vừa mang ngôn ngữ thơ nhưng lại vừa mang ngôn ngữ của nghệ thuật nhiếp ảnh. Con người như một tụ điểm của ánh sáng. Con người ấy cũng đã xuất hiện ở một vị trí, một tư thế đẹp nhất - "đèo cao". Con người đang chiếm lĩnh đỉnh cao, chiếm lĩnh núi rừng, tự do như ý thơ mà Nguyễn Đình Thi từng khẳng định:
" Núi rừng đây là của chúng ta
Trời xanh đây là của chúng ta".
(Đất nước)
Đấy là cái tư thế làm chủ đầy kiêu hãnh và vững chãi: Giữa núi và nắng, giữa trời cao bao la và rừng xanh mênh mang. Con người ấy đã trở thành linh hồn của bức tranh mùa đông Việt Bắc.
- Đông qua, xuân lại tới. Nhắc đến mùa xuân ta liên tưởng ngay đến sức sống mới của cỏ cây, hoa lá, của trăm loài đang cựa mình thức dậy sau mùa đông dài. Mùa xuân Việt Bắc cũng vậy:
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
+ Thiên nhiên được miêu tả ở đây cũng là rừng, nhưng là một thứ rừng mang vẻ đẹp đặc trưng của mùa xuân Việt Bắc: rừng mơ đang giữa mùa hoa. Ta thấy: bao trùm lên cảnh vật mùa xuân là màu trắng dịu dàng, trong trẻo, tinh khiết của hoa mơ nở khắp rừng: "Ngày xuân mơ nở trắng rừng".
+ "trắng rừng" được viết theo phép đảo ngữ và từ "trắng" được dùng như động từ có tác dụng nhấn mạnh vào màu sắc, màu trắng dường như lấn át tất cả mọi màu xanh của lá, và làm bừng sáng cả khu rừng bởi sắc trắng mơ màng, bâng khuâng, dịu ngọt của hoa mơ . + Động từ "nở" làm sức sống mùa xuân lan tỏa và tràn trề nhựa sống. Đây không phải là lần đầu tiên Tố Hữu viết về màu trắng ấy, năm 1941 Việt Bắc cũng đón bác Hồ trong màu sắc hoa mơ:
“Ôi sáng xuân nay xuân bốn mốt
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về im lặng con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”
+ Mùa xuân càng trở nên tươi tắn hơn nữa bởi sự xuất hiện của hình ảnh con người với hoạt động "chuốt từng sợi giang". Con người đẹp tự nhiên trong những công việc hằng ngày. Từ "chuốt" và hình ảnh thơ đã nói lên được bàn tay của con người lao động: cần mẫn, tỉ mẩn, khéo léo, tài hoa, nhanh nhẹn, chăm chút đó cũng chính là phẩm chất tần tảo của con người Việt Bắc.
- Mùa hè đến trong âm thanh rộn rã của tiếng ve, bức tranh Việt Bắc lại sống động hơn bao giờ hết:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
+ Thời điểm ve kêu cũng là thời điểm rừng phách đổ vàng. Động từ "đổ" là động từ mạnh, diễn tả sự vàng lên đồng loạt của hoa phách đầu hè. Cấu trúc của câu thơ (“Ve” – “kêu rừng phách đổ vàng”) còn như cho phép người đọc hiểu rằng: tiếng ve kêu khiến rừng phách đổ sang màu vàng, bởi cái màu vàng của rừng phách nhẹ quá, lung linh quá.
+ Màu của cây phách đổ vàng cả suối ngàn dường như làm cho ánh nắng của mùa hè và cả tiếng ve kêu râm ran kia nữa cũng trở nên óng vàng ra. Đây là một bức tranh sơn mài được vẽ lên bằng hoài niệm, nên lung linh ánh sáng, màu sắc và rộn rã âm thanh.
+ Tố Hữu không chỉ có biệt tài trong việc miêu tả vẻ đẹp riêng của từng mùa, mà còn có tài trong việc miêu tả sự vận động đổi thay của thời gian và cảnh vật. Chỉ trong một câu thơ trên mà ta thấy được cả thời gian luân chuyển sống động: tiếng ve kêu báo hiệu mùa hè đến và cây Phách ngả sang màu vàng rực rỡ. Đây chính là một biểu hiện đặc sắc của tính dân tộc.
+ Hiện lên trong cái thiên nhiên óng vàng và rộn rã ấy, là hình ảnh cô gái áo chàm cần mẫn đi hái búp măng rừng cung cấp cho bộ đội kháng chiến:
"Nhớ cô em gái hái măng một mình".
+ Hái măng một mình mà không gợi lên ấn tượng về sự cô đơn, hiu hắt như bóng dáng của người sơn nữ trong thơ xưa; trái lại rất trữ tình, thơ mộng, gần gũi thân thương tha thiết. Tố Hữu không chỉ nói cô gái, mà nói là “cô em gái”, rất trìu mến.
+ Hình ảnh thơ cũng gợi lên được vẻ đẹp chịu khó chịu thương của cô gái. Tố Hữu gọi việc lấy măng là “hái măng”, giống như việc hái hoa hái quả. Thật ra, việc lấy măng rừng không phải là công việc nhẹ nhàng như hái hoa hái quả. Đằng sau đó, ẩn chứa biết bao niềm cảm thông, trân trọng của tác giả.
- Thu sang, khung cảnh núi rừng chiến khu như được tắm trong ánh trăng xanh huyền ảo lung linh dịu ngọt:
"Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung"
+ Không gian bao la tràn ngập ánh trăng, đó là ánh trăng của tự do, của hòa bình dọi sáng niềm vui lên từng núi rừng, từng bản làng Việt Bắc. Bốn tiếng “trăng rọi hòa bình” gợi lên hai liên tưởng: Ánh trăng dịu dàng, yên ả toả xuống rừng thu; cũng có thể hiểu là ánh trăng chiếu rọi phong cảnh hoà bình, trong một đêm thu hoà bình sau khi chiến tranh vừa kết thúc. Ta cũng từng biết đến mùa thu đầy ánh trăng trong thơ của Bác khi còn ở chiến khu:
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận liên khu báo về”
(Tin thắng trận)
+ Ở đây không có tiếng chuông báo thắng trận nhưng lại vang lên tiếng hát. Giữa cảnh rừng thu ấy, con người xuất hiện trong bức tranh cũng rất độc đáo: không thấy hình dáng hay màu sắc, chỉ nhận ra từ âm thanh: “tiếng hát”. Đó là tiếng hát trong trẻo của đồng bào dân tộc, là tiếng hát nhắc nhở thủy chung ân tình. Đây cũng chính là tiếng hát của Việt Bắc của núi rừng của tình cảm mười lăm năm gắn bó thiết tha mặn nồng.
+ Kết thúc bộ tranh tứ bình bằng một bức tranh đầy nhân hậu, lạc quan. Ta có thể thấy, cảnh và người Việt Bắc chuyển từ quá khứ sang hiện tại. Người đọc có thể nhận ra ý đồ nghệ thuật của nhà thơ vì sao không kết cấu bộ tranh tứ bình theo trình tự bốn mùa xuân, hạ, thu, đông để rồi cuối bức tranh phải là mùa đông. Nhà thơ giã từ Việt Bắc giữa mùa thu. Kỉ niệm sau cùng, đẹp nhất là mùa thu, là phong cảnh hoà bình.
+ Vâng! Bức tranh mùa thu Việt Bắc đã làm hoàn chỉnh bức tranh tuyệt mỹ của núi rừng và khép lại đoạn thơ bằng tiếng hát "ân tình thủy chung" gợi cho người về và cả người đọc những rung động sâu xa của tình yêu quê hương đất nước.
- Về nghệ thuật, đoạn thơ thể hiện rất rõ phong cách thơ Tố Hữu: trữ tình sâu lắng, tha thiết, ân tình và đậm đà tính dân tộc.
+ Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc vừa dân dã, vừa cổ điển vừa hiện đại.
+ Hơn nữa, nhịp điệu những câu thơ cân đối, cô đúc, ngân nga, vừa thắt buộc, lại vừa mới mẻ lạ lùng.
+ Tố Hữu cũng chú ý sử dụng các đại từ ”mình -ta” vừa truyền thống vừa hiện đại.
+ Trong đoạn thơ, điệp từ nhớ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần mang sắc thái khác nhau theo cấp độ tăng tiến, thể hiện những rung động chân thật, mặn mà, thắm thiết của nhà thơ đối với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
3. Kết bài:
- Bao trùm lên đoạn thơ là những tình cảm nhớ thương da diết của người cán bộ kháng chiến đối với cảnh vật và con người Việt Bắc.
- Với những câu thơ lục bát nhẹ nhàng, uyển chuyển, cách xưng hô mình - ta thắm thiết, đặc biệt điệp từ nhớ được lặp lại nhiều lần, mỗi lần mang một sắc thái khác nhau góp phần thể hiện cụ thể hơn tình cảm sâu đậm của tác giả đối với cảnh vật và con người Việt Bắc. Đó không chỉ là cảm xúc riêng của nhà thơ mà còn là cảm xúc chung của con người. Đó là đạo lí truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
- Có thể nói đoạn thơ này là một trong những đoạn thơ hay nhất của bài Việt Bắc. Đoạn thơ giàu giá trị tạo hình, cấu trúc cân đối, hài hoà, cảnh vật thiên nhiên thật đẹp và con người Việt Bắc thật nghĩa tình và đáng yêu.
__________________


Đề 2:  Phân tích đoạn thơ sau:
“Những đường Việt Bắc của ta
……………………………….
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

Dàn ý:
I. Mở bài:
- Việt Bắc là một bài thơ hay của Tố Hữu và là thành tựu xuất sắc của nền thơ ca Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946 - 1954.
- Bài thơ giống như một “bản tổng kết” về cuộc kháng chiến chống Pháp, nên trong bài, ta bắt gặp những đoạn thơ miêu tả cực kì sống động về các giai đoạn khác nhau của cuộc kháng chiến trường kì.
- Đoạn thơ này tác giả tập trung tái hiện lại không khí hào hùng của cuộc khởi nghĩa khi quân đội ta đã lớn mạnh đang dốc sức vào chiến dịch Điện Biên Phủ và đạt được nhiều thắng lợi trên các chiến trường, tiến đến thắng lợi hoàn toàn.
II. Thân bài:
1. Tám câu thơ đầu:
- Nếu như ở những đoạn thơ trước mang nặng nỗi niềm về một Việt Bắc với cảnh và người giàu ân tình, ân nghĩa, thuỷ chung son sắt; một Việt Bắc nghèo mà chân tình, rộng mở… thì ở đoạn này,  nhà thơ dẫn người đọc vào khung cảnh Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng với không gian núi rừng rộng lớn, với những hoạt động tấp nập, những hình ảnh hào hùng, những âm thanh sôi nổi, dồn dập, náo nức.
Cách mạng và kháng chiến đã xua tan vẻ âm u, hiu hắt của núi rừng; đồng thời khơi dậy sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên, con người Việt Bắc cùng sức mạnh vô địch của khối đoàn kết toàn dân kháng chiến.
- Nhà thơ vẽ lại sống động hình ảnh những đêm Việt Bắc chuyển quân trong mùa chiến dịch:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bứơc chân nát đá muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
+ Chỉ vài nét phát hoạ khung cảnh hùng tráng của cuộc kháng chiến ở Việt Bắc, Tố Hữu đã cho người đọc cảm nhận được khí thế hào hùng, mạnh mẽ của khối đoàn kết toàn dân toàn diện, sự hoà quyện gắn bó giữa thiên nhiên với con người - tất cả tạo thành hình ảnh đất nước đứng lên chiến đấu vì độc lập, tự do, vì hạnh phúc, tương lai của dân tộc.
+ Từ “những” đặt ở đầu đoạn thơ mở ra một bức tranh hoành tráng, một không gian rộng lớn trong những ngày ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Trên tất cả các nẻo đường Việt Bắc đều sôi động trong không khí chuyển quân ra mặt trận.
+ Từ “của ta” nằm ở cuối câu thơ thứ nhất thể hiện rõ ý thức làm chủ của những người tham gia kháng chiến đối với đất nước của mình. Những nẻo đường chiến khu Việt Bắc giờ đây là “của ta”.
+ Đêm đêm, những bước chân hành quân “rầm rập”, làm rung chuyển cả đất trời, bước chân của những người khổng lồ đội trời đạp đất, làm nên những kì tích anh hùng.
+ Tại sao phải là “đêm đêm” mới “rầm rập như là đất rung”? Ban ngày dễ bị địch phát hiện nên màn đêm bao la trở thành người bạn đồng hành giúp ta chuyển quân ra chiến trường an toàn. Ta thường bắt gặp điều đó trong thơ ca  thời kháng chiến chống Pháp:
“Những đêm dài hành quân nung nấu”
(“Đất nước” - Nguyễn Đình Thi),
“Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống
Bộ đội bên sông đã trở về”
(“Bên kia sông Đuống” - Hoàng Cầm)
- Khí thế bừng bừng của quân ta được miêu tả hết sức sinh động:
“Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
+ Các từ láy có giá trị tượng thanh, tượng hình: “rầm rập”, “điệp điệp”, “trùng trùng”, biện pháp so sánh “như là đất rung” diễn tả được không khí hồ hởi, sôi sục trong những ngày hành quân ra mặt trận làm nổi bật được sức manh cuộn như thác lũ của quân ta. Tưởng chừng như nơi đây đang diễn ra một cơn địa chấn làm long trời lở đất báo hiệu những đòn sấm sét sắp giáng xuống đầu thù.
+ Cả một dân tộc ào ào ra trận. Chúng ta tự hào về các tráng sĩ đời Trần mang chí căm thù "Sát Thát", quyết chiến và quyết thắng: "Chương Dương cướp giáo giặc - Hàm Tử bắt quân thù". Chúng ta tự hào về các nghĩa sĩ Lam Sơn: "Đánh một trận sạch không kình ngạc - Đánh hai trận tan tác chim muông". Chúng ta càng tự hào về cuộc kháng chiến nhân dân thần thánh của thời đại Hồ Chí Minh.
+ Ý thơ phô trương sức mạnh hùng hậu của quân đội ta:
“Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
Chỉ hai câu mà tạo nên bức phù điêu điệp trùng, hùng vĩ của Việt Bắc kháng chiến. Không khí kháng chiến, không khí lịch sử được tái hiện qua màu sắc thần kì sử thi. Đoàn quân ra trận đông đảo, người người lớp lớp, như sóng cuộn "điệp điệp trùng trùng". Có "ánh sao đầu súng", có "đỏ đuốc","muôn tàn lửa bay", có sức mạnh của bước chân "nát đá".
+ Câu thơ "Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan" là một tứ thơ sáng tạo, vừa hiện thực vừa mộng ảo. Ánh sao đêm phản chiếu vào nòng súng thép. Ánh sao của bầu trời Việt Bắc, ánh sao lí tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do như soi sáng nẻo đường hành quân ra trận của anh bộ đội. Ý thơ khiến người đọc nhớ đến “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.
+ Tuy miêu tả cảnh ban đêm nhưng bức tranh thơ lại giàu chi tiết nói về ánh sáng: Màu đỏ của “đuốc”, của “muôn tàn lửa bay” gợi một cảnh tượng rực rỡ, hừng hực khí thế hào hùng trong những đêm tiến quân ra chiến trường Điện Biên Phủ.
+ Cách nói thậm xưng “bước chân nát đá” diễn tả sức mạnh đạp bằng mọi gian khó của đoàn người ra hoả tuyến. Với bước chân ấy, núi rừng như bừng tỉnh, sục sôi. Bước chân của họ là bước chân của những người đội đá vá trời, rung chuyển càn khôn, đạp bằng gian nguy làm nên chiến thắng diệu kì, khiến thế giới phải khâm phục.
- Vẫn cảm hứng sử thi lãng mạn, hào hùng, ý thơ phóng xa vào viễn cảnh tương lai tươi sáng:
“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
+ Nhìn ánh đèn pha của đoàn xe cơ giới xuyên màn đêm của núi rừng Việt Bắc, tác giả so sánh như tương lai tươi sáng của đất nước. Đó là tinh thần lạc quan, phấn khởi, tin tưởng ngày chiến thắng đã gần kề.
+ Nhà thơ đã dùng thủ pháp đối lập để diễn tả cảm hứng tự hào, lạc quan đó. Dù hôm nay và cả nghìn đêm đã qua, dân tộc phải chìm trong thăm thẳm của khói lửa đau thương; tăm tối mịt mù của chiến tranh, của đói nghèo thì hãy tin rằng ngày mai, ngày mai chúng ta sẽ chiến thắng. Cuộc đời sẽ rộng mở, tươi sáng như ánh đèn pha đang chiếu vào bóng tối, sương mù, mở đường cho xe ta ra mặt trận. Chúng ta sẽ được độc lập, tự do, no ấm.
2. Bốn câu thơ cuối đoạn thơ, một lần nữa Tố Hữu lại gọi tên các địa danh "chiến thắng trăm miền" trên đất nước thân yêu. .
“Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình , Tây Bắc, Địên Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”
- Đó là Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên. Là Đồng Tháp, An Khê. Là đèo De, núi Hồng. Mỗi địa danh ghi lại một chiến công.
- Nhà thơ có một cách nói rất hay, rất biến hóa để diễn tả niềm vui chiến thắng dồn dập, giòn giã: "Tin vui chiến thắng... vui về.. vui từ... vui lên"; vừa biểu đạt được ý: Việt Bắc là đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp nên tin vui thắng trận khắp mọi miền đất nước báo cáo về đó, rồi từ đó toả đi trăm ngã, không chỉ có một hai nơi rời rạc, lẻ tẻ mà là "trăm miền", khắp mọi miền đất nước. Điệp từ "vui" như tiếng reo mừng thắng trận cất lên trong lòng hàng triệu con người từ Bắc chí Nam
- Nói đến Việt Bắc là nói đến căn cứ địa hào hùng, mồ chôn giặc Pháp, nhà thơ không thể không nhắc đến những tên đất, tên làng, tên sông, tên núi của trăm miền hoà với những chiến công lừng lẫy. Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê những địa danh: “Hoà Bình , Tây Bắc, Địên Biên, Đồng Tháp, An Khê, Việt Bắc, đèo De, núi Hồng” gắn liền với những chiến dịch lớn, những chiến công lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mà tên gọi của chúng gắn liền với niềm tự hào của toàn dân tộc.
III. Kết bài:
- Đoạn thơ làm sống lại không khí hào hùng của một thời lịch sử không thể nào quên.
- Viết về Việt Bắc chiến đấu và chiến thắng, Tố Hữu không viết riêng về một vùng đất mà trở thành biểu tượng chung cho sức mạnh kháng chiến, cho linh hồn cách mạng, cho ý chí của toàn dân trong cuộc trường chinh vĩ đại.

- Đoạn thơ giàu chất “sử ca” thể hiện rõ khả năng tạo được một bức tranh hoành tráng về lịch sử dân tộc, gợi niềm tự hào về truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc ta.