Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Tuyển Tập Đề Thi Kiểm Tra Lớp 6

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I  (NĂM HỌC 2013 - 2014)




B. NỘI DUNG ĐỀ:
Phần I: Văn-Tiếng Việt (5đ)
Câu 1: Cụm danh từ là gì? Đặt câu có cụm danh từ và phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó.(2đ)   
Câu 2: Vẽ sơ đồ cấu tạo từ Tiếng Việt. (1,5đ)
Câu 3: Nêu nội dung ý nghĩa của truyện truyền thuyết “Thạch Sanh” (1,5đ)
Phần II: Tập làm văn (5đ)
Câu 4: Kể về người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị…).



C. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
Phần I: Văn-Tiếng Việt:(5đ)  
Câu 1: (2đ)
- Học sinh nêu được khái niệm của cụm danh từ.(1đ)
- Đặt câu có cụm danh từ và phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó.(1đ)
Câu 2: (1,5đ)
          Biết phân biệt hai loại lớn của từ tiếng Việt và các tiểu loại của từ phức và trình bày bằng sơ đồ.
                                            CẤU TẠO TỪ

                    
                      Từ đơn                                             Từ phức   


                                                                    Từ ghép                      Từ láy

Câu 3:(1,5đ) Yêu cầu: Nêu đúng nội dung ý nghĩa của truyện truyền thuyết “Thạch Sanh”. SGK/67.
Phần II: Tập làm văn:(5đ)
A.  Yêu cầu:
         Nội dung: Kể về người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị…).
         Thể loại: Tự sự
B. Bài viết phải đảm bảo:
1. Nội dung:  Kể về người thân của em (ông bà, bố mẹ, anh chị…).
2. Hình thức:
-         Đảm bảo bố cục 3 phần, trình bày đoạn văn đúng yêu cầu.
-         Diễn đạt mạch lạc, trôi chảy.
-         Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, ít sai lỗi chính tả.
3. Phương pháp: Tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
          Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:
-         Kể về ngoại hình, tính cách, thói quen, sở thích…của người thân đó.
-         Kể về tình yêu thương của người thân đó dành cho em.
-         Kể lại một kỷ nệm đáng nhớ giữa em với người thân đó (Kỷ niệm được kể  đảm bảo về thời gian, không gian, diễn biến, kết thúc và có ý nghĩa).
-         Nói lên tình cảm của em dành người thân đó.

C. ĐỀ:
 Câu 1/    Thế nào là danh từ? Cho ví dụ một câu có danh từ  làm chủ ngữ, gạch chân danh từ ấy(1đ)
  Câu 2/   Trình bày nội dung và nghệ thuật chủ yếu của truyện « Sơn Tinh, Thủy Tinh »
Câu 3. Kể về ông của em (6đ)
              
  
  D.   ĐÁP ÁN
Câu 1(2 điểm) – Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm (1)
-          Cho ví dụ đúng (0.5đ)
-          Gạch chân đúng (0,5đ)
Câu 2(2điểm): “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kỳ ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các Vua Hùng (2)
Câu 3 (6 điểm)
a/ Nội dung:  Kể về ông của em.
b/ Phương pháp: Tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
            Bài viết đảm bảo các ý cơ bản sau:
-          Kể về ngoại hình, tính cách, thói quen, sở thích…của ông em
-          Kể về tình yêu thương của ông dành cho em
-          Kể lại một kỷ nệm đáng nhớ về ông của em
-          Nói lên tình cảm của em dành cho ông.
+ Kỷ niêm được kể  đảm bảo về thời gian, không gian, diễn biến, kết thúc và ý nghĩa.

1)      truyện Ngụ ngôn là gì ? Bài học rút ra từ truyện Ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng” là gì ?
2)      Cho danh từ “học sinh”
a/   Em hãy phát triển thành cụm danh từ có đầy đủ 3 phần.
b/ Đặt câu có chủ ngữ là cụm danh từ em vừa có ở câu a.
3) Từ nào dùng sai trong câu văn sau. Hãy tìm từ thích hợp để thay thế ?
Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
4) Kể về một lần em mắc lỗi ?
Đáp án và biểu điểm
1)      Khái niệm truyện ngụ ngôn (sgk ) 1đ
Bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”(1)
_Môi trường hạn hẹp nhỏ bé không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh , cần phải giao lưu với thế giới bên ngoài.
_Sống trong môi trường nào cũng không được kiêu ngạo chủ quan mà phải biết khiêm tốn học hỏi, nếu không sẽ phải trả giá rất đắt.
_ Khi thay đổi môi trường cần phải thận trọng khiêm tốn để thích nghi.
2)      _Phát triển đúng (1)
_ Đặt câu đúng (1)
3)      _Từ sai “linh động” (0,5)
_Từ thay thế “sinh động” (0,5)

a. Mở bài : 1đ
     Giới thiệu lần mắc lỗi
 b. Thân bài ( 5đ)
 Kể :
_Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả, ...
*Lưu ý: xen yếu tố miêu tả, tả tâm trạng, cảm xúc
c. Kết bài :
   Bài học rút ra từ lỗi lầm
                                        NỘI DUNG ĐỀ         
Câu 1(1,5đ)
           a/ Truyền thuyết là gì?
          b/ Trong các truyện sau, truyện nào là truyền thuyết?
Bánh chưng bánh giầy, Thạch Sanh, Thầy bói xem voi, sự tích hồ Gươm, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên.
Câu 2:(1đ)
Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “Chân, Tay, Tai, Mắt ,Miệng”| là gì?
Câu3: (1đ)
 a/ Xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc của hai từ in đậm trong câu thơ sau:
                        Cái kiềng đun hằng ngày
                        Ba chân xòe trong lửa
                                                (Những cái chân_Vũ Quần Phương)
b/ Đặt 1 câu có từ “chân” ở nghĩa gốc?
Câu4:( 1,5đ)
Viết đoạn văn khoảng 3, 4 câu nội dung tóm tắt số lượng các truyện truyền thuyết em học được trong chương trình Ngữ văn 6 tập I( yêu cầu có dùng số từ , gạch dưới và gọi tên số từ em dùng )
Câu 5: (5đ)     Kể về cô giáo dạy em hồi lớp một
                                                ****************
                                                ****************
                        ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu1) a/Định nghĩa truyền thuyết (Xem chú * sgk/Ngữ văn 6-tập I) 0,5đ
            b/ Chon đúng các truyền thuyết :
            Bánh chưng bánh giầy, sự tích hồ Gươm, Thánh Gióng, Con Rồng cháu Tiên ( mỗi truyện đúng 0,25 đ; chọn sai (thừa) trừ mỗi truyện 0,25
Câu 2: Bài học rút ra
_Cá nhân không thể tồn tại nếu tách rời khỏi cộng đồng.( Đây là một phương diện rất quan trọng của mối quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với cộng đồng.)
_Lời khuyên thiết thực và khôn ngoan với mọi người: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.
_Mỗi hành động , ứng xử của cá nhân không chỉ đơn giản tác động đến chính cá nhân ấy mà còn có ảnh hưởng đến cả cộng động, tập thể.
                        (Đúng hết cả 3ý 1đ, thiếu (sai) mỗi ý trừ 0,25)
Câu 3: a) “chân” nghĩa chuyển (0,25đ)
                        “lửa” nghĩa gốc    (0,25đ)
           b) Đặt câu đúng            (0,5đ)
Câu 4: _Viết đủ, đúng các câu có nội dung sau: 0,75
            + năm truyền thuyết được học
            + bốn truyền thuyết về thời đại Hùng Vương
            + một truyền thuyết thuộc về thời Hậu Lê (hoặc truyện thứ năm …về thời Hậu Lê)
            _ Gạch dưới đúng và xác định đúng tên số từ gì (0,75đ)
            *Lưu ý: Giáo viên có thể linh động miễn sao hs viết đúng yêu cầu cả kiến thức và ngữ pháp của bài tập
Câu 5:
            A/ Yêu cầu
            _Xác định đúng trọng tâm về kiểu bài và nội dung
            +Phương thức :Kể (kết hợp tả, biểu cảm)
            + Nội dung : Kể , cô, dạy, em, lớp một
            *Ý cần đạt ở các phần:
I/Mở bài: Khái quát ấn tượng về cô , giới thiệu cô dạy hòi lớp Một
II/ Thân bài : Kể qua kí ức
_Cái nhìn của em về cô ngày đầu tiên đi học (dáng vẻ, cử chỉ, lời nói)
_Kể về sự dạy dỗ
+Nét chữ, lời giảng …
+Sự quan tâm uốn nắn ( dạy viết chữ, dạy làm toán …)
_Kể về sự quan tâm
+ Chỉnh sửa tư thế ngồi, viết, đọc …
+Chăm sóc kiểm tra sách vở , bút mực …
*Chọn kể một việc làm, cử chỉ, hành động chăm sóc nào đó đối với em hoặc với bạn đã để lại ấn tượng trong em đến tận bây giờ
_Quan hệ của cô với đồng nghiệp mà em biết (có thể không có)
_Tình cảm của em đối với cô
Câu 1. ( 2.0 đ)
Truyện ngụ ngôn là gì?
             Qua truyện “Ếch ngồi đáy giếng” em rút ra bài học gì ?

Câu2 . (1.0 đ)
 a/ Xác định nghĩa chuyển, nghĩa gốc của hai từ in đậm trong câu thơ sau:
                        Cái kiềng đun hằng ngày
                        Ba chân xòe trong lửa
                                                (Những cái chân_Vũ Quần Phương)
b/ Đặt 1 câu có từ “chân” ở nghĩa gốc?

Câu 3.(2.0 đ) Kể lại kết thúc truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em.Qua kết thúc truyện em rút ra bài học gì?                                                                                                                                                           

Câu 4. ( 5.0 đ )           Hãy kể về một người thân yêu của em ( ông, bà, cha mẹ, anh chị, em,...)
                   

         PHẦN C.  HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6 NĂM HỌC 2013- 2014

Câu 1. Nêu đúng định nghĩa trong SGK(1đ)
            Bài học:
-          Không được chủ quan, kiêu ngạo…(0,5)
-          Phải mở rộng tầm hiểu biết.( 0,5)
Câu 2. a) “chân” nghĩa chuyển (0,25đ)
                        “lửa” nghĩa gốc    (0,25đ)
           b) Đặt câu đúng            (0,5đ)
Câu 3:  - Kể được kết thúc truyện,  nêu đúng nội dung, viết một đoạn văn ngắn đảm bảo được hai ý cơ bản (2đ)
+  ở hiền gặp lành
     + ở ác bị trừng trị .
Câu 4:    1. Về nội dung:
  a) Đúng với yêu cầu đề ra.
  b) Đảm bảo các ý cơ bản của dàn bài:
   * Mở bài: giới thiệu chung về người thân.
   * Thân bài: kể chi tiết về người thân.
               - Tuổi tác, ngoại hình, tính tình, sở thích.
               - Những việc làm, hành động khiến em ghi nhớ.
   * Kết bài: nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với người thân đó.
2. Về hình thức:
               - Bố cục đầy đủ, rõ ràng, cân đối.
               - Tách đoạn hợp lí, sử dụng dấu câu phù hợp.
               - Diễn đạt mạch lạc, ít mắc lỗi về diễn đạt, dùng từ.

I. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: (  3 điểm)
 
 Câu 1: (1,0 điểm)  Truyền thuyết là gì? Trong các văn bản sau, truyện nào là truyền thuyết: Thánh Gióng; Thạch Sanh; Lợn cưới, áo mới; Thầy bói xem voi; Sự tích Hồ Gươm.
 Câu 2: (0,5 điểm) Từ truyện cười Treo biển, em rút ra được bài học gì cho bản thân?           
 Câu 3: (0.5 điểm)  Xác định từ láy trong các từ sau: lũ lụt, lom khom, trồng trọt, cỏ cây.
 Câu 4:(1,0 điểm) Thế nào là cụm danh từ? Đặt câu có cụm danh từ, phân tích cấu tạo của cụm danh từ đó.
II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)

  Câu 5:  Kể về một người thân yêu của em ( ông, bà, cha mẹ, anh chị, em,...)
                   (7điểm)
                                   ==========================

III. ĐÁP ÁN  VÀ BIỂU ĐIỂM MÔN NGỮ VĂN 6
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013- 2014
I. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT: ( 3 điểm)

Câu 1: ( 1,0 điểm)
               - Nêu đúng định nghĩa truyền thuyết.                     (0.5 điểm)
                 - Kể đúng tên 2 văn bản truyền thuyết                (mỗi văn bản 0.25điểm)
Câu 2: (0.5 điểm) Bài học rút ra từ truyện cười Treo biển:
              - Cần cân nhắc, suy xét khi nghe ý kiến góp ý của người khác

Câu 3:  (0.5 điểm)  Từ láy: lom khom, trồng trọt ( mỗi từ đúng 0,25 điểm, sai mỗi từ trừ 0,25điểm)
Câu 4: ( 1,0 điểm)
- Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. ( 0.5 điểm)
- Đặt câu có CDT (0.25 điểm) . Phân tích được cấu tạo của CDT  (0.25 đ)

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm)
1.Yêu cầu:
        Nội dung: Kể về  người thân ( ông, bà, cha, me,....) mà em quý mến.
         Thể loại: Tự sự
 2. Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu sau:
 A. Về nội dung:
  a) Đúng với yêu cầu đề ra.
  b) Đảm bảo các ý cơ bản của dàn bài:
  * Mở bài: giới thiệu chung về người thân.
  * Thân bài: kể chi tiết về người thân.
            - Tuổi tác, ngoại hình, tính tình, sở thích.
            - Những việc làm, hành động của người ấy khiến em ghi nhớ.
  * Kết bài: Nêu tình cảm, mong uớc của em đối với người thân đó.

ĐỀ:

Câu 1 : (1đ)
   Danh từ là gì ? Cho một ví dụ và đặt câu với danh từ đó .
Câu 2 : (1đ)  Xác định cụm động từ có trong câu văn sau :
     Viên quan ấy đã đi nhiều nơi, đến đâu quan cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người .
 Câu 3 : (2đ) Thế nào là truyền thuyết ? Kể tên các truyền thuyết mà em đã học trong chương trình lớp 6,  học kì I ?
 Câu 4 : (6đ)  Em hãy kể về bố của em.


HƯỚNG DẪN CHẤM
                                               MÔN : NGỮ VĂN 6
   Câu 1 : - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm...(0,5đ)
                      - Đặt được câu từ ví dụ . (0,5đ)
         Câu 2 : Xác định được hai cụm động từ : "đã đi nhiều nơi" "cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người " (1đ)
        Câu 3 : - Theo khái niệm  sgk/trang 7 (1đ)
                    - Các truyền thuyết đã học : (1đ)
                        + Con Rồng, cháu Tiên .
                        + Bánh chưng, bánh giầy .
                        + Thánh Gióng.
                        + Sơn Tinh, Thủy Tinh.
                        + Sự tích Hồ Gươm
       Câu 4 : (6đ)
   1.Yêu cầu chung:
   Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn tự sự . Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt không mắc các lỗi chính tả, dùng từ đặt câu.
   2.Yêu cầu cụ thể:
   Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần đảm bảo bằng lời văn của mình và đủ ba phần: 
 a.Mở bài : Giới thiệu chung về mẹ của em. (1đ)
 b.Thân bài: (4 đ)
 - Kể về hình dáng, tính tình , phẩm chất của mẹ .
 - Nghề nghiệp , công việc hằng ngày .
 - Sở thích ( nấu ăn, thêu thùa, may vá, trồng trọt…)
 - Hành động, biểu hiện tình cảm , thương yêu của mẹ đối với em ( lo lắng, chăm sóc, động viên em,....)
 - Em quý mến, thương yêu, kính trọng  mẹ.
 c.Kết bài: Nêu tình cảm và suy nghĩ của em về mẹ.


                                                                ĐỀ
CÂU 1(1 điểm) Kể tên các nhân vật trong truyện Thánh Gióng và cho biết ai là nhân vật chính?
CÂU 2(1điểm) Nêu ý nghĩa truyền thuyết Sơn Tinh Thuỷ Tinh.
CÂU 3:(1 điểm) Nêu các cách giải thích nghĩa của từ.
CÂU 4(2 điểm  )Em hãy giải nghĩa từ “xuân” trong các trường hợp sau và cho biết trường hợp nào là nghĩa gốc, trường hợp nào là nghĩa chuyển? 
a/ Mùa xuân là tết trồng cây.
                                               (Hồ Chí Minh)
b/ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
                                                                                       (Viễn Phương)
c/ Tuổi xuân chẳng tiết sá chi bạc đầu.
                                                                            (Tố Hữu)
CÂU 5:Tập làm văn(5 điểm)
              Đề :  Em hãy kể về một người thân trong gia đình của em
       
 



                                                     

                                                                                ĐÁP ÁN

CÂU 1:(1 điểm)  - Học sinh kể đúng và đủ tên các nhân vật có trong truyên.(0,5đ)
                             - Xác định đúng nhân vật chính là Thánh Gióng (0,5đ) 
CÂU 2:(1 điểm): Học sinh nêu đúng ý nghĩa của  truyên như sau:
Truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
CÂU 3:(1 điểm) Nêu đúng và đủ hai cách giải thích nghĩa của từ:
-         Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
-         Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
CÂU 4(2 điểm)Từ “xuân” có các nghĩa sau:
  a/ Mùa xuân là tết trồng cây.
                                               (Hồ Chí Minh)
              Chỉ một mùa trong năm (nghĩa gốc)
b/ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
                                                                                       (Viễn Phương)
             Tuổi của một người(nghĩa chuyển)
c/ Tuổi xuân chẳng tiết sá chi bạc đầu.
                                                                            (Tố Hữu)
             Trẻ, chỉ tuổi trẻ.(nghĩa chuyển)

CÂU 5:Tập làm văn(6 điểm)

a)     Yêu cầu:
-          Học sinh phải xác định được phương thức biểu đạt là tự sự.
.             -     Xác định trình  tự kể:
                          Theo thời gian, không gian.
              -    Xác định cấu trúc của văn bản (3 phần), dự định phân đoạn và cách trình bày các đoạn văn.
-          Thực hiện 4 bước tạo lập văn bản.
-          Kể lại được một người thân của em.

Câu 1 : (1đ)
   Động từ là gì ? Cho một ví dụ và đặt câu với động từ đó .
Câu 2 : (1đ)
    Xác định cụm danh từ có trong câu văn sau :
      Ngày xưa , có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển .
                                                                                      (Ông lão đánh cá và con cá vàng)
 Câu 3 : (2đ)
   Thế nào là truyện ngụ ngôn ? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình lớp 6 , học kì I ?
 Câu 4 : (6đ)
 Hãy kể về cha của em .

ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 6
                                               MÔN : NGỮ VĂN
         Câu 1 :  - Nêu được khái niệm (0,5đ)
                       - Đặt được câu từ ví dụ . (0,5đ)
         Câu 2 : Xác định được ba cụm danh từ : "Ngày xưa" "hai vợ chồng ông lão đánh cá " "một túp lều nát trên bờ biển"(1đ)
        Câu 3 : - Theo khái niệm  sgk/trang 100 (1đ)
                    - Các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm : (1đ)
                        + Ếch ngồi đáy giếng .
                        + Thầy bói xem voi .
                        + Chân,Tay ,Tai , Mắt , Miệng .
       Câu 4 : (6đ)
   Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau nhưng bài làm cần đảm bảo một số yêu cầu sau : 
 -Giới thiệu chung về cha của em.
 - Kể về hình dáng , tính tình , phẩm chất của cha .
 -Nghề nghiệp , công việc hằng ngày .
 -Sở thích ( đọc báo , trồng hoa , nghe nhạc…)
 -Tình cảm của cha đối với em ( lo lắng, chăm sóc, động viên em,....)
 -Em quý mến, thương yêu, kính trọng  cha.
 -Bài viết biết sử dụng phương pháp làm bài văn tự sự .
 -Bài viết có bố cục rõ ràng , không mắc nhiều lỗi chính tả , lỗi diễn đạt , dùng từ... 
  
                                          ĐỀ THI HỌC KÌ I - Năm học: 2013 - 2014
                                          MÔN: NGỮ VĂN 6 - Thời gian làm bài 90 phút
                                                   (Không tính thời gian giao đề)

Câu 1 :  (1,5 điểm)
          a. Nghĩa của từ là gì? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
           b. Giải thích nghĩa của các từ: thông minh, dũng cảm. 
Câu 2 :  ( 1,5 điểm)
          a. Thế nào là truyền thuyết ?
b. Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
Câu 3:  ( 2 điểm)
            Viết đoạn văn khoảng ba câu nêu bài học em rút ra từ truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng.
Câu 4: ( 5 điểm  )  
          Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.

                                               ……………… Hết …………………..
                

 
III.                                  HƯỚNG DẪN CHẤM
                  ĐỀ THI HỌC KÌ I-  Năm học: 2013 - 2014
                                        MÔN: NGỮ VĂN 6
Câu 1 :  (1,5 điểm)
a. Nêu đúng khái niệm và cách giải thích nghĩa của từ (SGK/35) (1 điểm)
b. Giải thích đúng nghĩa của từ:
  - Thông minh: hiểu biết thông suốt mọi khía cạnh của vấn đề.
   Hoặc thông minh: sáng dạ…(0,25 điểm)
- Dũng cảm: không ngại nguy hiểm, khó khăn.
Hoặc dũng cảm: gan dạ, can đảm…(0,25 điểm)        
Câu 2 :  ( 1,5 điểm)
a. Học sinh nêu khái niệm về truyền thuyết . ( 0,5 điểm )
( Căn cứ chú thích * trang 7 / SGK nv 6 tập I )
b.Ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh.( 1 điểm )
( Căn cứ ghi nhớ trang 23 / SGK nv 6 tập 1 )
Câu 3:  ( 2 điểm)
-          Đoạn văn đúng số câu, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.(0,5 điểm)
-          Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang.(0,5 điểm)
-          Khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình.(0,5 điểm)
-          Không được chủ quan, kiêu ngạo.(0,5 điểm)
Câu 4:   ( 5 điểm )
            Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC: 2013- 2014 )
MÔN: NGỮ VĂN 6 _ Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)
Họ và tên GV ra đề: Phạm Thị Năm
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi

Câu 1: ( 2 điểm):
     a, Thế nào là truyện ngụ ngôn?
     b, Từ câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”, em rút ra bài học nhận thức như thế nào cho bản thân.
Câu 2: ( 2 điểm): Trong các từ in đậm sau đây, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển?
     Quả cam, quả tim, đau đầu, đầu làng, sổ mũi, mũi thuyền, cánh tay, tay ghế 
Câu 3: ( 1 điểm): Tìm cụm danh từ trong câu văn sau:
            Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.
 Câu 4: ( 5đ): Kể về một người bạn mà em quý mến. 



                                                   HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu
Nôi dung
Điểm
Câu 1








Câu 2



Câu 3
Câu 4











- Nêu đúng khái niệm truyện ngụ ngôn (Chú thích *-SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 100)
- Bài học nhận thức rút ra từ câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”:
 + Hoàn cảnh sống hạn hẹp sẽ ảnh hưởng đến nhận thức về chính mình và thế giới xung quanh.
+ Không được chủ quan, kiêu ngạo, coi thường người khác bởi có thể bị trả giá đắt, có khi bằng cả mạng sống.
+ Phải biết hạn chế của mình và mở rộng tầm hiểu biết bằng nhiều hình thức khác nhau.
- Những từ được dùng theo nghĩa gốc: quả cam, đau đầu, sổ mũi, cánh tay.
- Những từ nào dùng theo nghĩa chuyển:  quả tim, , đầu làng,  mũi thuyền, tay ghế.
- Cụm danh từ trong câu văn:  một lưỡi búa của cha để lại.
*Yêu cầu về hình thức:
  - Làm đúng thể loại văn kể chuyện đời thường.
  - Có kết hợp miêu tả, biểu cảm.
  - Đảm bảo bố cục: ba phần.
  - Bài viết lưu loát, diễn đạt hay, trong sáng và có sáng tạo.
* Yêu cầu về nội dung:
Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn mà em sẽ kể và lý do chọn người bạn đó (tình cảm, ấn tượng sâu sắc của em về người bạn đó).
 + Thân bài:
 - Giới thiệu, miêu tả ngoại hình.
- Kể về sở thích, tính nết, tình cảm, cách đối xử của người bạn đó với mọi người xung quanh.
- Kể về một kỉ niệm (hoặc một việc làm của người bạn đó dành cho em) khiến em nhớ mãi và luôn quý trọng.
+ Kết bài:  Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về người bạn đó.
0,5đ


0,5đ

0,5đ
      
0, 5đ

1 đ


(1,5đ)




(3,5đ)
0, 5đ


2,5đ





0,5 đ



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6
THỜI GIAN: 90 PHÚT


Câu 1: (2 điểm) Danh từ là gì? Đặt câu có danh từ? Xác định CN-VN.
Câu 2: (2 điểm) Thế nào là truyền thuyết? Kể tên những văn bản truyền thuyết đã học trong Ngữ Văn 6 – tập 1 (Kể cả các bài hướng dẫn đọc thêm)?
Câu 3:( 1điểm) Bài học rút ra từ truyện “Ếch ngồi đáy giếng”?
Câu 4: ( 5 điểm) Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ về tình yêu thương của mẹ dành cho em.

*************************
III. HƯỚNG DẪN CHẤM:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN 6
THỜI GIAN: 90 PHÚT
Câu 1: - Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.(0,5d)
           - Đặt câu đúng(1d), xác định đúng CN-VN(0,5d).
Câu 2:
- Truyền thuyết  là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo.
- Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. (1d)
 Những truyền thuyết đã học và  hướng dẫn đọc thêm: 0,5d
1, Con Rồng cháu Tiên
2, Bánh chưng, bánh giầy (hướng dẫn đọc thêm)
3, Thánh Gióng
4, Sơn Tinh, Thủy Tinh
5, Sự tích Hồ Gươm (hướng dẫn đọc thêm)
Câu 3: Bài học rút ra: - Nên mở rộng tầm hiểu biết, không được có tính chủ quan, kiêu ngạo(1,5d).
Câu 4: (5d)
1/ Yêu cầu chung:
- Định hướng thể loại: Kể chuyện đời thường. Kể theo ngôi thứ nhất.
- Định hướng nội dung: Một kỉ niệm đáng nhớ về tình thương yêu của mẹ dành cho em.
- Yêu cầu về nội dung, hình thức:
Nội dung: HS biết chọn một kỉ niệm đáng nhớ nhất về tình yêu thương của mẹ dành cho em để kể lạị.
Hình thức: Bài viết đảm bảo theo bố cục 3 phần.Trình bày sạch đẹp, chữ viết rõ ràng.
2/ Yêu cầu cụ thể:
MB: Giới thiệu kỉ niệm đáng nhớ về tình thương yêu của mẹ dành cho em .
TB: Kể lại diễn biến cụ thể của về kỉ niệm ấy. 
Chuyện xảy ra vào lúc nào? 
Sự việc bắt đầu và diễn biến ra sao? ( Tạo tình huống cho truyện phát triển )
Điều khiến cho em nhớ nhất về mẹ của mình là gì? ( Tâm trạng và cảm xúc của em)
- Kết thúc của sự việc như thế nào?
KB: Cảm nghĩ của em về tình yêu thương ấy của người mẹ.

                                                     ĐỀ

Câu 1 : (3 điểm)
a, Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học hoặc đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1?
b, So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười.
Câu 2: (3 điểm) 
Cho câu văn sau: " Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ".
                                                                                                              (Thạch Sanh )  
a, Xác định cụm danh từ trong câu văn trên. Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó
b, Viết đoạn văn ngắn có dùng cụm danh từ trên.
Câu 3 :  (4 điểm)
Kể về một người thân của em.



                                                ĐÁP ÁN- BIỂU ĐIỂM    

Câu
Nội dung
Điểm
 Câu 1

a, Các truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1:
- Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
 b, So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười.
* Giống nhau: Đều có chi tiết gây cười, tình huống bất ngờ.
* Khác nhau:
Truyện  ngụ  ngôn
Truyện  cười
- Mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta 1 bài học nào đó trong cuộc sống.
- Mục đích của truyện cười là mua vui hoặc phê phán, chế giễu những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười trong cuộc sống.
1 điểm



1 điểm



1 điểm


Câu 2

a, Xác định cụm danh từ: - một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.
 Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
một
con yêu tinh
ở trên núi, có nhiều phép lạ.

b, Viết đoạn văn

0.5 điểm



0.5 điểm




2.0 điểm

Câu 3


A. Yêu cầu chung:
- HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề.
- Nội dung: Kể về một người thân của em ( ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, ..).
- Hình thức: bố cục ba phần, diễn đạt mạch lạc, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.
B. Yêu cầu cụ thể.
1. Mở bài:
- Giới thiệu những nét chung về người thân em kể.
2. Thân bài:
- Kể về ngoại hình.
- Kể về tính cách, việc làm.
- Kể về tình cảm của người thân giành cho mọi người trong gia đình và em.
3. Kết bài.
- Tình cảm của em giành cho người thân đó.

* Hình thức: Chữ viết đẹp, bố cục rõ ràng, trình bày sạch sẽ.











0,5 điểm 


3 điểm




0.5 điểm

Câu 1. (2 điểm)
 Thế nào là truyện truyền thuyết? Nêu ý nghĩa của truyện” Thánh Gióng”.

Câu 2.(1điểm)
               Học xong truyện “ Thấy bói xem voi”, em rút ra bài học gì cho bản thân.

Câu 3. (2 điểm)           Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
           Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc…
                                                                                         ( Thạch Sanh )
   a/ Tìm ít nhất 2 cụm danh từ có trong đoạn trích trên và đặt vào mô hình cụm danh từ.
   b/ Giải thích nghĩa của các từ : nước chư hầu, cầu hôn.

Câu4: ( 1điểm )
     Chữa lỗi dùng từ trong 2 câu văn sau:
     a/ Ngôi nhà được xây dựng đoan trang.
     b/ Em vừa được bố dẫn đi thăm quan ở Non Nước.

Câu 5. (4 điểm)
   Kể về người mẹ kính yêu của em .
Câu 1 :      - Nêu đúng khái niệm SGK (1đ)
-          Nêu đủ 2 ý ở SGK đạt 1 điểm, mỗi ý đúng đạt (0.5đ):
+ Thể hiện ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước của nhân dân ta.
+ Thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nược chống ngoại xâm.
    Câu 2(1điểm):   bài học rut ra từ truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi”  (theo SGV )
- Nếu chỉ biết một mặt, một khía cạnh của sự vật mà đánh giá toàn bộ thì sẽ sai lầm. (0,5 đ)
 - Muốn kết luận đúng về sự vật phải xem xét nó một cách toàn diện (0,5 đ)

Câu 3: (2điểm)
a/ Học sinh xác định được ít nhất 2 cụm danh từ có trong đoạn trích như: các nước chư hầu, cả mười tám nước, chàng một mình..( 1 đ)
   Nếu sai hoặc thiếu 1 cụm danh từ trừ 0,5 đ.
b/ Giải thích đúng nghĩa của từ: (1 đ)
- nước chư hầu: nước bị phụ thuộc, phải phục tùng nước khác(mạnh hơn) (0,5 đ)
- từ hôn: từ chối không kết duyên hoặc hủy bỏ một cuộc hôn nhân đã đính ước (0,5 đ)
Câu4: ( 1,0 điểm )
     Chữa lỗi dùng từ trong 2 câu văn sau:
     a/ đoan trang (S) sửa khang trang (Đ).( 0,5đ).                                                                                           
     b thăm quan (S) tham quan (Đ). ( 0,5đ).                                                                                           
Câu 5: ( 4 điểm )
A/ Hướng dẫn:
 I/.Yêu cầu chung:
 - Thể loại: tự sự - Ngôi kể: Ngôi thứ nhất.
- Nội dung: Kể về  người mẹ kính yêu.
- Bố cục: Đủ 3 phần, diễn đạt tốt.
 II/ Yêu cầu cụ thể:
1/ Mở bài: Giới thiệu về người mẹ kính yêu.
2/ Thân bài: Diễn biến câu chuyện về người mẹ kính yêu có thể tập trung đi váo 2 ý lớn sau:
+ Giới thiệu về tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật.
+ Kể về hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại.
3/ Kết bài: Ấn tượng sâu sắc của em về người mẹ kính yêu..

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học : 2013 - 2014
Câu 1: (3 đ)
           Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :
           Lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì, chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội binh línhcả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh. Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc…
                                                                                         ( Thạch Sanh )
a/ Tìm 8 danh từ có trong đoạn trích.
b/ Giải thích nghĩa của các từ : nước chư hầu,  từ  hôn.
c/ Nêu ý nghĩa của chi tiết cây đàn trong truyện “Thạch Sanh” mà đoạn trích đã nhắc đến.

Câu 2: (2 đ)
          Truyện ngụ ngôn là gì? Qua câu chuyện  Ếch ngồi đáy giếng, em rút ra bài học gì trong cuộc sống?

Câu 3: (5 đ)
          Kể về người bạn mà em quý mến nhất.

                                                                 ĐÁP ÁN:

Câu 1: ( 3 đ)

a/ Học sinh xác định đúng 8 danh từ có trong đoạn trích như: hoàng tử, các nước, công chúa, binh lính, nhà vua, chàng, cây đàn, quân giặc…(1 đ)
   Nếu sai hoặc thiếu 2 danh từ thì trừ 0,25 đ.

b/ Giải thích đúng nghĩa của từ: (1 đ)
-          nước chư hầu: nước bị phụ thuộc, phải phục tùng nước khác(mạnh hơn) (0,5 đ)
-          từ hôn: từ chối không kết duyên hoặc hủy bỏ một cuộc hôn nhân đã đính ước (0,5 đ)
-           
c/ Ý nghĩa của chi tiết cây đàn mà đoạn trích đã nhắc đến: (1 đ)
-          Thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của nhân dân. (0,5 đ)
-          Tiếng đàn đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân. (0,5 đ)

Câu 2: (2 đ)

  • Khái niệm truyện ngụ ngôn: Sgk/ Trang 100 (1 đ)
  • Bài học được rút ra từ câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng: Dựa vào phần Ghi nhớ/Sgk /Trang 101(1 đ)

Câu 3: (5 đ)
      
         Yêu cầu:
          Bài làm theo bố cục 3 phần
  • Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn.
  • Thân bài: Kể chi tiết
      - Hình dáng
      - Tính tình
      - Việc làm
      - Một kỉ niệm sâu sắc giữa em và bạn
      - Tình cảm của bạn đối với mình
  • Kết bài: Cảm nghĩ của em về người bạn

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học : 2013 - 2014
  Câu 1: ( 1 điểm )
   Nhớ lại truyện Em bé thông minh  và truyện Thạch Sanh trả lời câu hỏi sau :
  a- Truyện “Em bé thông minh” thuộc thể loại nào trong văn học dân gian?
  b- Nhân vật “Thạch Sanh” trong truyện cổ tích Thạch Sanh thuộc kiểu nhân vật nào?
Câu 2: ( 1 điểm )
Nghĩa của từ lềnh bềnh: ở trạng thái nổi hẳn lên trên bề mặt và trôi nhẹ nhàng theo làn sóng, làn gió”, được giải thích theo cách nào?
Câu 3 : ( 1 điểm )
 Từ tay ( trong “Quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân”) được dùng với nghĩa nào ?
Câu 4: ( 2 điểm )
 Xác định những cụm từ dưới đây là loại cụm từ gì ?
            A.   Đùng đùng nổi giận                                 B.  Đòi cướp Mỵ Nương
            C.    Một biển nước                                         D.  Ngập ruộng đồng

Câu 5 : Kể về một người bạn mà em quý mến . (5  điểm)


ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẨN CHẤM
Câu 1:
Truyện cổ tích ( 0.5đ )
nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ ( 0.5đ )
câu 2:
Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.( 1.0đ )
Câu 3:    Nghĩa gốc   (1.0đ )
Câu 4:    ( Mỗi từ đung 0.5 đ )
a- Cụm Tính từ       b- Cụm động từ     c- Cụm danh từ     d- Cụm tính từ   

Câu 1/
a/ Thế nào là danh từ ? (0,5 điểm)
b/ Chức vụ ngữ pháp trong câu của danh từ ? Đặt 1 câu có danh từ làm vị ngữ.(1 điểm)
c/ Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu sau và sửa lại cho phù hợp: Có một số bạn còn bàn quang với lớp. (0,5 điểm)
d/ Chỉ ra cụm danh từ có trong câu trên (0,5 điểm)
Câu 2/
 a/ Nêu ý nghĩa của truyện cổ tích Thạch Sanh. ( 1,5 điểm)
b/ Từ truyện ngụ ngôn Treo biển, em rút ra được bài học gì cho bản thân ? (1 điểm)
Câu 3/ Hãy kể chuyện về một người thân trong gia đình mà em yêu quí nhất. (5 điểm)

III/ HƯỚNG DẪN CHẤM

Câu 1/ a/ Nêu đúng khái niệm danh từ (0,5 đ)
             b/ Chức vụ: làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ cần có từ đứng trước danh từ (0,5 đ)
                  Đặt câu đúng yêu cầu (0,5 đ)
             c/ Lỗi: bàng quang  (0,25 đ), sửa lại: bàng quan (0,25 đ)
             d/ Cụm danh từ có trong câu trên: một số bạn còn bang quan với lớp (0,5 đ)
Câu 2/ a/ Ghi nhớ SGK Ngữ Văn 6 tập 1 trang 67 (1,5 đ)
            b/ HS nêu được hai ý, mỗi ý đúng 0,5 điểm
-         Trong cuộc sống cần có chủ kiến, có lập trường.
-         Cần suy xét, lựa chọn khi nghe người khác góp ý.
Câu 3/
Yêu cầu chung:
Về hình thức:
-         Dùng phương thức tự sự
-         Đảm bảo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
-         Trình bày cẩn thận, có sáng tạo.
     Về nội dung: Kể về một người thân trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,…)
Gợi ý dàn bài:
            Mở bài: Giới thiệu chung về người thân, nêu được tình cảm sâu đậm về người thân.
            Thân bài: Kể chuyện về người thân qua đó thể hiện được tình cảm của mình với họ. Có thể thực hiện các ý sau:
-         Kể, tả chung về người thân qua các mặt: ngoại hình, tính tình, việc làm,…
-         Kể kỉ niệm (hoặc chuyện hằng ngày) về người thân mà em ấn tượng và để lại trong em nhiều cảm xúc.
-         Nêu tình cảm, suy nghĩ của em về người thân.
Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm, ước mơ của em với người thân.


ĐỀ KIỂM TRA  :
Câu 1 (2đ ): Truyền thuyết là gì ? Kể tên các truyền thuyết mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6 (tập một )?
Câu 2 (1đ): Trình bày ý nghĩa của truyện cổ tích "Thạch Sanh"?
Câu 3: ( 2 điểm): Tìm cụm danh từ trong câu văn sau:
            Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
                                                                                              ( Theo  Sơn Tinh, Thủy Tinh )
           Điền cụm danh từ vào mô hình
Phần trước
Phần trung tâm
        Phần sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2









Câu 4: ( 5điểm ): Kể về một người bạn mà em quý mến. 

 



ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM  :

Câu 1 (2đ):
             Nêu được khái niệm truyền thuyết ( 1 điểm )
             Kể được ít nhất 4 truyền thuyết đã học ( Mỗi truyền thuyết ghi 0,25 đ ) -  Ví dụ :
            - Bánh chưng, bánh giầy. (0,25đ)
            - Thánh Gióng. (0,25đ)
            - Sơn Tinh Thủy Tinh. (0,25đ)
            - Sự tích Hồ Gươm.  (0,25đ)
Câu 2 (1đ): Ý nghĩa truyện cổ tích "Thạch Sanh":
Thạch Sanh thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của những con người chính nghĩa, lương thiện.
Câu 3 ( 1đ )  - Cụm danh từ trong câu văn:  một người chồng thật xứng đáng.
Điền đúng cụm danh từ vào mô hình theo vị trí (ghi 1 điểm ) – sai 1 vị trí không ghi điểm.
Phần trước
Phần trung tâm
        Phần sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2


một                     
người                   

chồng

thật xứng đáng

Câu 4: ( 5điểm ):

ĐỀ KIỂM TRA:

 Câu 1 (2 điểm):
a. Thế nào là truyện cổ tích? Kể tên 3 truyện cổ tích mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6?
         b. Hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết “Bọc trăm trứng” trong truyền thuyết “Con Rồng, cháu Tiên” ?

Câu 2 (3 điểm):
a. Thế nào là danh từ?
b. Hãy tạo thành cụm danh từ cho các danh từ sau: mưa, ngôi nhà.
c. Đặt câu với hai cụm danh từ vừa tạo thành.

Câu 3 (5 điểm)
                  Hãy kể về một việc làm tốt của em.
                                     1/  Đáp án                             
Câu 1 (2 điểm):
a/ (1 điểm) - Nêu đúng khái niệm truyện cổ tích cho 0,5đ:
 Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, nhân vật thông minh và nhân vật ngốc ngếch, nhân vật động vật (mang tính cách hoặc nói năng như con người). Truyện CT thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nh/dân về ch/thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự b/công.
- HS nêu đầy đủ, đúng tên 3 truyện cổ tích đã học ở lớp 6 cho 0,5đ:
Có thể kể tên các truyện cổ tích sau: Thạch Sanh; Em bé thông minh; Cây bút thần; Ông lão đánh cá và con cá vàng…
        b/ (1 điểm) - Ý nghĩa của chi tiết “Bọc trăm trứng”: Nhằm giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam. Qua đó kêu gọi mọi người, mọi dân tộc trên đất nước Việt Nam phải biết đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau như anh em trong một nhà.
Câu 2 (3 điểm):
            a. Nêu đúng khái niệm danh từ (phần ghi nhớ sgk) cho 1đ:
Danh từ là những từ chỉ sự vật, hiện tượng, khái niệm.
            b. HS tạo đúng mỗi cụm danh từ được 1đ.
                   VD:          - ngôi nhà màu xanh ấy ;  - một trận mưa to
c. Đặt câu có chứa cụm danh từ vừa tạo thành, mỗi câu đúng được 1đ.
Câu 3 (5 điểm):
1/ Yêu cầu: HS chọn một việc làm tốt của mình để kể, bài làm cần đảm bảo bố cục ba phần:
            + Mở bài (0,5đ):       - Giới thiệu về việc làm tốt của mình.
- Cảm nghĩ về một việc làm tốt.
            + Thân bài (4,0đ):    - Nguyên nhân dẫn đến việc làm tốt.
                                                - Diễn biến việc làm tốt (phải kể theo trình tự hợp lí).
                                                - Kết quả của việc làm đó.
                                                - Cảm xúc của bản thân sau khi làm được việc tốt.
            + Kết bài (0,5đ):       - Hướng rèn luyện để trở thành một người có đạo đức tốt, được mọi người yêu mến. 
Câu 1( 2 điểm):  Truyện ngụ ngôn là gì? Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” giúp em rút ra bài học gì khi xem xét sự vật, sự việc?
Câu 2 ( 2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi,thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
                                                                                       ( Sơn Tinh, Thủy Tinh)
a / Ghi  ra 2   từ láy có trong đoạn trích  trên ?
b / Dông: hiện tượng thời tiết biến động mạnh biểu hiện qua sự phóng điện giữa các đám mây lớn kèm theo gió to, mưa rào, đôi khi cả cầu vồng.
       Từ “dông” được giải nghĩa bằng cách nào?
c / Ghi ra  một cụm danh từ có trong câu văn cuối của đoạn trích ?
d/ Ghi ra những danh từ riêng có trong đoạn  trích?
Câu 3 (1 điểm) : Sắp xếp các từ: đói bụng, định bụng, mía ngọt, bén ngọt theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
 Câu 4 ( 5 điểm) : Hãy kể lại một việc làm tốt của em khiến bố mẹ vui lòng.
 III/ HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:Nói đúng khái niệm truyện ngụ ngôn  trong sách ngữ văn 6 – tập 1, trang 100 được 1 điểm. Nói đúng bài hoc: Khi xem xét sự vật, sự việc: cần xem xét một cách toàn diện, có thái độ hợp tác được 1 điểm.
 Câu 2: a/ Tìm 2 trong 3 từ láy : đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh được 0,5 điểm (  Mỗi từ láy được 0,25 điểm).
            b/ Từ “ dông” được giải nghĩa bằng cách dùng khái niệm mà từ biểu thị được 0,5 điểm.
           c/ Tìm được cụm danh từ: “Một biển nước” được 0,5 điểm.
           d/ Tìm được 4 danh từ riêng được 0,5 điểm : Thủy Tinh, Sơn Tinh, Mị Nương, Phong Châu .
Câu 3:  Sắp xếp đúng 2 từ  dùng theo nghĩa gốc: đói bụng, mía ngọt; 2 từ dùng theo nghĩa chuyển: định bụng, bén ngọt ( Sắp xếp đúng mỗi từ - 0,25 điểm, sai mỗi từ trừ 0,25 điểm)
Câu 4:
Câu 1. (1đ). Nêu các cách giải thích nghĩa của từ .
Ví dụ sau được giải thích bằng cách nào?
                     Lẫm liệt:hùng dũng,oai nghiêm
 Câu 2.  (2đ)Các câu sau đây mắc lỗi gì ? Chữa lại cho đúng.
a)      Truyện dân gian có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian.
b)      Trong cuộc họp lớp, Lan được các bạn nhất trí đề  bạt làm lớp trưởng.
c)      Hè vừa qua, chúng em được nhà trường cho đi thăm  quan ở Đà Nẵng.
    d) Tiếng Việt có khả năng diễn tả linh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
      Câu 3.(3đ) Kể lại kết thúc truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em.Qua kết thúc truyện em rút ra bài học gì?                                                                                                                                                          
     Câu 4:   ( 4đ )   Kể về người thân của em
C.ĐÁP ÁN:

Câu 1 :      - Nêu đúng hai cách giải thíchSGK trang 35(0.5 đ)
-  Xác định đúng:giải thích bằng cách đưa ra từ đồng nghĩa           (0.5đ)
      Câu 2: Xác định đúng mắc lỗi về lặp từ,lẫn lộn từ gần âm không hiểu nghĩa của từ… và sửa lại, mỗi câu đúng (0.5đ)
Câu 3:  - Kể được kết thúc truyện (1đ)
                  - Nêu đúng nội dung, viết một đoạn văn ngắn đảm bảo được hai ý cơ bản (2đ)
+  ở hiền gặp lành
     + ở ác bị trừng trị .
Câu 4 :
·         Yêu cầu :
         +Kể về người thân
    + Đảm bảo nội dung gồm 3 phần cơ bản :
1)      Mở bài :
-          Giới thiệu người được kể
-          Lí do mà em yêu mến người đó.
2)      Thân bài  :
.Kể chi tiết:
-          Ngoại hình
-          Tính tình
-          Việc làm.
3)      Kết bài :  Cảm nghĩ của mình về người được kể
4)      II/ NỘI DUNG ĐỀ
5)       
6)      Câu 1( 2 điểm):  Truyện ngụ ngôn là gì? Truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” giúp em rút ra bài học gì khi xem xét sự vật, sự việc?
7)      Câu 2 ( 2 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
8)      Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mỵ Nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi,thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
9)                                                                                             ( Sơn Tinh, Thủy Tinh)
10)  a / Ghi  ra 2   từ láy có trong đoạn trích  trên ?
11)  b / Dông: hiện tượng thời tiết biến động mạnh biểu hiện qua sự phóng điện giữa các đám mây lớn kèm theo gió to, mưa rào, đôi khi cả cầu vồng.
12)    Từ “dông” được giải nghĩa bằng cách nào?
13)  c / Ghi ra  một cụm danh từ có trong câu văn cuối của đoạn trích ?
14)  d/ Ghi ra những danh từ riêng có trong đoạn  trích?
15)  Câu 3 (1 điểm) : Sắp xếp các từ: đói bụng, định bụng, mía ngọt, bén ngọt theo nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
16)   Câu 4 ( 5 điểm) : Hãy kể lại một việc làm tốt của em khiến bố mẹ vui lòng.
17)   III/ HƯỚNG DẪN CHẤM
18)  Câu 1:Nói đúng khái niệm truyện ngụ ngôn  trong sách ngữ văn 6 – tập 1, trang 100 được 1 điểm. Nói đúng bài hoc: Khi xem xét sự vật, sự việc: cần xem xét một cách toàn diện, có thái độ hợp tác được 1 điểm.
19)   Câu 2: a/ Tìm 2 trong 3 từ láy : đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh được 0,5 điểm (  Mỗi từ láy được 0,25 điểm).
20)              b/ Từ “ dông” được giải nghĩa bằng cách dùng khái niệm mà từ biểu thị được 0,5 điểm.
21)             c/ Tìm được cụm danh từ: “Một biển nước” được 0,5 điểm.
22)             d/ Tìm được 4 danh từ riêng được 0,5 điểm : Thủy Tinh, Sơn Tinh, Mị Nương, Phong Châu .
23)  Câu 3:  Sắp xếp đúng 2 từ  dùng theo nghĩa gốc: đói bụng, mía ngọt; 2 từ dùng theo nghĩa chuyển: định bụng, bén ngọt ( Sắp xếp đúng mỗi từ - 0,25 điểm, sai mỗi từ trừ 0,25 điểm)
24)  Câu 4:
25)  ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC: 2013- 2014 )
26)  MÔN: NGỮ VĂN 6
27)  Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)
28)  Họ và tên GV ra đề: Nguyễn Thị Phương
29)  Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trong
30)  Câu 1: (1điểm):
31)         Thế nào là truyện truyền thuyết?
32)  Câu 2: ( 2 điểm):
33)       Cho biết mô hình của cụm danh từ. Điền các cụm danh từ sau vào mô hình đó:
34)       a, Một lưỡi búa của cha để lại
35)       b, Tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy   
36)  Câu 3: (2điểm)
37)          Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính cách đối lập của hai nhân vật Thạch Sanh và Lý thông trong truyện cổ tích Thạch Sanh.
38)   Câu 4: ( 5đ): Kể về người mẹ của em. 
                                                   HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nôi dung
Điểm
Câu 1

- Nêu đúng khái niệm truyện truyền thuyết (Chú thích *-SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 7)
 1
Câu 2

Đúng mô hình và điền chính xác:
Phần trước
Phần trung tâm
    Phần sau
  t2
t1
T1
T2
s1
s2

một
lưỡi
búa
của cha để lại

Tất cả
những
   em
học sinh

ấy



   2
Câu 3

Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tính cách đối lập của hai nhân vật Thạch Sanh và Lý Thông phải thể hiện các yêu cầu sau:
     - Hình thức:  Chấm câu, diễn đạt tốt, đúng chính tả.
     -  Nội dung:  Đó là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
 Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, lương thiện, vị tha.
  Lý Thông: xảo trá, hèn nhát, độc ác, ích kỉ.



   2

Câu 4












*Yêu cầu về hình thức:
  - Làm đúng thể loại văn kể chuyện đời thường.
  - Có kết hợp miêu tả biểu cảm.
  - Đảm bảo bố cục ba phần.
  - Bài viết lưu loát, diễn đạt hay, trong sáng và có sáng tạo.
* Yêu cầu về nội dung:
Mở bài: Giới thiệu chung về người mẹ của em.
 + Thân bài:
 - Kể về tuổi tác và ngoại hình.
 - Kể về sở thích, tính nết, tình cảm, cách đối xử của mẹ đối với gia đình em và với mọi người xung quanh.
 - Kể về một kỉ niệm (hoặc một việc làm của mẹ dành cho em) khiến em nhớ mãi và luôn quý trọng.
+ Kết bài:  Nêu tình cảm, suy nghĩ của em đối với mẹ mình.

(1,5đ)




(3,5đ)

0, 5đ


2,5đ


0,5 đ

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I (NĂM HỌC: 2013- 2014 )
MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian: 90 phút ( Không kể thời gian chép đề)
Họ và tên GV ra đề: Ngô Thị Nguyệt
Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trong
Câu 1: (1điểm):
       Thế nào là truyện ngụ ngôn?
Câu 2: ( 2 điểm):
     Nêu cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ. Điền các cụm danh từ sau vào mô hình cụm danh từ.
     a, Một túp lều nát
     b, Tất cả những em học sinh chăm ngoan ấy   
Câu 3: (2điểm)
        Viết đoạn văn trình bày  cảm nghĩ của em bề nhân vật mụ vợ trong văn bản “ Ông lão đánh cá và con cá vàng”.
 Câu 4: ( 5đ): Kể về ông ( hay bà ) của em. 

                                                   HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Nôi dung
Điểm
Câu 1

- Nêu đúng khái niệm truyện ngụ ngôn(Chú thích *-SGK Ngữ văn 6 tập 1- trang 100)
 1
Câu 2

Nêu đúng gồm 3 phần
Đúng mô hình và điền chính xác:
Phần trước
Phần trung tâm
    Phần sau
  t2
t1
T1
T2
s1
s2

một
túp
lều
nát

Tất cả
những
   em
học sinh
chăm ngoan
ấy



   2
Câu 3

Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về mụ vợ phải thể hiện các yêu cầu sau:
     - Hình thức:  Chấm câu, diễn đạt tốt, đúng chính tả.
     -  Nội dung:  Đó là sự tham lam và bội bạc.
                           Sự trừng phạt thích đáng
                           Rút ra bài học




   2

Câu 4












*Yêu cầu về hình thức:
  - Làm đúng thể loại văn kể chuyện đời thường.
  - Có kết hợp miêu tả biểu cảm.
  - Đảm bảo bố cục ba phần.
  - Bài viết lưu loát, diễn đạt hay, trong sáng và có sáng tạo.
* Yêu cầu về nội dung:
Mở bài: Giới thiệu chung về người ông hoặc bà.
 + Thân bài:
 - Kể về tuổi tác và ngoại hình.
 - Kể về sở thích, tính nết, tình cảm, cách đối xử của ông hay bà đối với gia đình em và với mọi người xung quanh.
 - Kể về một kỉ niệm (hoặc một việc làm của ông hay bà dành cho em) khiến em nhớ mãi và luôn quý trọng.
+ Kết bài:  Nêu tình cảm, suy nghĩ của em đối với ông hay bà.

(1,5đ)




(3,5đ)

0, 5đ


2,5đ


0,5 đ

IV. NỘI DUNG KIỂM TRA:
Câu 1: Kể tên các thể loại văn học dân gian mà em đã học? (1điểm)
Câu 2: Các cụm từ  sau đây thuộc loại cụm từ nào ? ( Cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) (2 điểm)
a/ thông minh khác thường                             b/ đang làm bài tập
c/ ba thúng gạo nếp                                         d/ hai vợ chồng ông lão         
Câu 3: Chỉ ra từ dùng không đúng trong các câu sau và sửa lại cho đúng (1 điểm)
a/ Mái tóc của ông em đã sửa soạn bạc trắng.
b/ Ngày mai, khối 6 sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh.
Câu 4 : Bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn “ Thầy bói xem voi” ( 1 điểm )
Câu 5 :  Hãy kể về mẹ của em. ( 5 điểm )

V. HƯỚNG DẪN CHẤM, BIỂU ĐIỂM:
Câu 1: (1điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
·         Các thể loại của văn học dân gian: Truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười.
Câu 2: (2 điểm) Mỗi cụm từ xác định đúng được 0,5 điểm) Cụ thể:
a/ cụm tính từ                                                  c/ cụm danh từ
b/ cụm động từ                                                            d/ cụm danh từ
Câu 3: ( 1 điểm) Mỗi từ phát hiện và chữa đúng được 0,5 điểm). Cụ thể:
a/ “ sửa soạn” được thay bằng từ “sắp sửa” hoặc “chuyển sang”
b/ “thăm quan” được thay bằng từ “tham quan”.
Câu 4: HS nêu bài học rút ra từ truyện ngụ ngôn ( 1 điểm )
- Khi xem xét sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.
Câu 5: (5đ)
                  * Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học.
- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, các chi tiết và hình ảnh được trình bày thứ tự. - Diễn đạt trôi chảy, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường, chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
                 *Yêu cầu về kiến thức:
- Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.Mở bài :
- Giới thiệu chung về mẹ của em.
b.Thân bài:
 -  Kể về hình dáng, tính tình , phẩm chất của mẹ .
 - Nghề nghiệp , công việc hằng ngày .
 - Sở thích ( nấu ăn, thêu thùa, may vá, trồng trọt…)
 - Hành động thể hiện tình cảm , thương yêu của mẹ đối với em ( lo lắng, chăm sóc, động viên em,....)
 - Em quý mến, thương yêu, kính trọng  mẹ.
 c. Kết bài:
- Nêu tình cảm và suy nghĩ của em về mẹ.
II. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian : 90 phút ( không kể thời gian giao đề)


Đề ra:
Câu 1:  Đọc kĩ câu sau:
   “ Thần giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loài yêu quái bấy lâu làm hại dân lành ”.
Hãy chỉ ra: -Cụm danh từ:
                  -Cụm động từ:
                  -Lượng từ
Câu 2: Hãy  chỉ ra lỗi sai về dùng từ trong các câu sau và sửa lại cho đúng:
 a.Truyện "Em bé thông minh"  rất tiêu điểm cho loại truyện Trạng, đề cao trí tuệ nhân dân.
b.Truyện "Cây bút thần" rất hay nên em rất thích đọc truyện "Cây bút thần".
Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 dòng nêu cảm nhận của em về nguồn  gốc dân tộc qua truyền thuyết " Con Rồng Cháu Tiên"
Câu 4:  Đóng vai bà đỡ Trần trong truyện " Con Hổ có nghĩa" để kể lại việc mình đã giúp đỡ hổ.
III. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ KIỂM TRA
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 - HKI

Câu 1: ( 1,5 đ ) HS tìm được :
                -Cụm danh từ: những loài yêu quái
                -Cụm động từ: diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh
                -Lượng từ: những
                  (Mỗi loại tìm đúng cho 0,5 điểm)
Câu 2: ( 1đ )
a.Phát hiện ra lỗi sai và sửa lại (0,5đ)
  +Dùng từ sai:  “tiêu điểm”
  →Sửa lại: Truyện Em bé thông minh tiêu biểu cho loại truyện Trạng đề cao trí tuệ nhân dân.
b.Chỉ ra lỗi lặp từ và sửa lại (0,5 đ)
   +Lặp : rất, truyện Cây bút thần
   →Sửa lại: Truyện Cây bút thần rất hay nên em thích đọc
Câu 3:(2,5đ): Đảm bảo các ý:
       -Tự hào, tin yêu nguồn gốc giống nòi dân tộc (1đ)
       -Phát huy tinh thần đoàn kết dân tộc thống nhất cộng đồng (1đ)
      -Trình bày đoạn văn ngắn đúng chính tả, lời văn trôi chảy ( 0,5 đ)
Câu 4: (5 đ)
      -Hình thức: Thể loại tự sự, ngôi thứ nhất, đảm bảo bố cục 3 phần
      -Nội dung: Kể được các sự việc, nhân vật, hành động chính trong phần đầu truyện
" Con Hổ có nghĩa" . Nếu HS kể hết truyện không trừ cũng không cộng điểm. Cụ thể:
      + Giới thiệu hoàn cảnh: ban đêm đang ở nhà, đột nhiên Hổ xuất hiện bắt đi. Người kể xưng “tôi “
      + Kể quá trình đỡ đẻ theo trình tự : Ban đầu sợ, sau đó Hổ đưa tôi đi đâu? Gặp tình huống gì? Tôi giúp Hổ đỡ đẻ như thế nào? Sau khi Hổ cái đẻ xong thì Hổ đực làm gì?
      +Cảm nghĩ của người kể về sự việc đó.
ĐỀ THI HỌC KÌ I
          Năm học 2013 - 2014
        MÔN NGỮ VĂN 6

          Thời gian làm bài 90 phút
           (Không tính thời gian giao đề)

Câu 1 :  (1 điểm)

            Đọc câu văn sau đây và trả lời câu hỏi :
“Đại bàn nguyên là một con yêu tinh ở trên núi , có nhiều phép lạ.”

a.  Chỉ ra hai danh từ có trong câu trên.
b.  Chép cụm danh từ có trong câu văn trên vào mô hình cụm danh từ.
        

Câu 2 :  ( 1 điểm)
         
           a. Thế nào là truyền thuyết ?
 b. Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh , Thủy tinh. 


Câu 3:  ( 2 điểm)

           Trong các từ in nghiêng sau đây, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển :

            Chân trời, bàn chân, đau bụng, tốt bụng, cây, gan, nước ngọt, bén ngọt

  Câu 4: ( 5 điểm  )  
         
Kể lại một việc làm tốt được nhiều người khen.

……………… Hết …………………..
ĐỀ THI HỌC KÌ I
          Năm học 2013 - 2014
        MÔN NGỮ VĂN 6


Câu 1 :  (1điểm)

b.  Học sinh nêu được hai trong số các danh từ sau : ( 0,5 điểm )
            ( Nêu đúng mỗi danh từ được 0,25 điểm )

c.  Điền đúng cụm danh từ có trong câu văn vào mô hình: (0,5 điểm)
             

Câu 2 :  ( 1 điểm)
         
a.       Học sinh nêu khái niệm về truyền thuyết : ( 0,5 điểm )
( Căn cứ chú thích * trang 7 / SGK nv 6 tập I )

b.      Ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh ( 1 điểm )
( Căn cứ ghi nhớ  / SGK nv 6 tập 1 )


Câu 3:  ( 2 điểm)

          Từ dùng theo nghĩa gốc  :
         bàn chân, đau bụng, cây, nước ngọt.   ( 1 điểm )

Từ dùng theo nghĩa chuyển :
chân trời, tốt bụng, gan, dao bén ngọt. ( 1 điểm )

( sai mỗi từ trừ 0,25 điểm )

Câu 4:   ( 5 điểm )

 A- YÊU CẦU:

            I. Về nội dung :
            - Kiểu bài kể chuyện đời thường, người thật, việc thật ( đề bài 1a / 119 sgk nv6.I ).
- Phương thức biểu đạt chính là tự sự, tuy nhiên học sinh cần biết kết hợp yếu tố miêu tả và bộc lộ cảm xúc.
            - Nội dung: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ.
           
Học sinh có thể kể tự do miễn sao nêu được :
-          Diễn biến của chuỗi sự việc trong tình huống cụ thể.
-          Hoạt động của nhân vật chính (tôi, em)
-          Kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm …
-          Chuyện để lại những suy nghĩ, tình cảm tốt đẹp về cuộc sống.

            ĐỀ:
Câu 1: (1đ)
Kể tên những thể loại truyện dân gian em đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?
Câu 2: (1đ)
Nhân vật Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào?
Câu 3: (2 điểm)
          Cho câu văn sau: "Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng".
                                                                                        (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh )  
a/ Xác định cụm danh từ trong câu văn trên.
b/ Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó.
Câu 4: (6đ)
Kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh bằng lời văn của em.

-----------------------------------------------
       HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
MÔN: NGỮ VĂN 6
Câu 1: (1 đ)
a/ Những thể loại truyện dân gian đã học trong chương trình Ngữ văn 6 là: Truyền thuyết, cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười. (1đ) (Nêu đúng mỗi loại truyện được 0,25đ)
Câu 2: (1đ) Nêu đúng mỗi thử thách (0,25đ)
          Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua là
       Bị mẹ con Lí Thông lừa đi canh miếu thờ, thế mạng. Thạch Sanh diệt chằn tinh
       Xuống hang, diệt đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang.
       Bị hồn chằn tinh, đại bàng báo thù, Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
       Chiêu hàng quân sĩ mười tám nước chư hầu.
Câu 3: (2đ)
a/ Cụm danh từ:  một người chồng thật xứng đáng.(1đ)
b/ Phân tích mô hình cấu tạo của cụm danh từ đó. (1đ)
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
một
người chồng
thật xứng đáng
                                        
Câu 4: (6đ)
       * Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự.
- Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
      *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a)     Mở bài (0,5đ)   Vua Hùng kén  rể
b)    Thân bài (5đ) 
       Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
       Vua Hùng ra điều kiện chọn rể
       Sơn Tinh đến trước, được vợ.
       Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
       Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
c)     Kết bài (0,5đ)   

Hàng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.