Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

MỘT NGƯỜI HÀ NỘI - NGUYỄN KHẢI

Mt người hà ni

A. Mở bài:
1 Nguyễn Khải là một nhà văn có nhiều gắn bó với Hà Nội. Ông yêu mến và nghĩ nhiều về vẻ đẹp củađất kinh kỳ.
− "Một người Hà Nội" là khám phá của Nguyễn Khải về vẻ đẹp Hà Nội được thể hiện qua nhân vật bà Hiền − "hạt bụi vàng của Hà Nội"
 2. Truyện ngắn Một người Hà Nội là một sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Khải trong thời kỳ đổi mới, thể hiện cái nhìn nghệ thuật mới của nhà văn : nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và các thế hiện nối tiếp.
- Truyện là một phát hiện vẻ đẹp trong suy nghĩ và hành động của cơ Hiền qua bao biển dụng thăng
trầm của đất nước, đó là một người giàu lòng tự trọng, thẳng thắn, thực tế, luôn có ý thức dạy con cháu sống sao cho đúng là người Hà Nội. 
B. Thân bài: 
* . Nhan đề tác phẩm 
            Tác phẩm được rút từ trong tập Hà Nội trong mắt tôi (1995), tập truyện phản ánh một cái tôi trung thực gắn liền với những kỷ niệm gắn bó của nhà văn với mảnh đất kinh kỳ ngàn năm vạn vật. Chắc chắn không riêng gì Nguyễn Khải, những người đã từng sống gắn bó với Hà Nội, hoặc chưa một lần đến Thủ đô đều mang sẵn trong lòng tình cảm mến yêu đối với vùng đất địa linh nhân kiệt này. Chính nhà văn đã thú nhận rằng: “Cái nước sông Hồng, cái gió sông Hồng nó lạ lắm, nó làm ra văn chương Bắc Hà, văn chương Hà Nội. Anh muốn sống ở đâu cũng được, viết ở đâu cũng được nhưng phải tráng qua tí chút hơi hướng của Tràng An thì nói thành văn chương đích thực, nó khác với văn tỉnh lẻ (…). Thì bao nhiêu cái khôn ngoan của thiên hạ tất phải chạy về kinh kỳ mới có cơ hội nổi danh được” (Đất kinh kỳ). Đó cũng là nguyên do để cắt nghĩa những bậc thầy văn chương Việt Nam như Thạch Lam, Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng… nặng lòng với đất kinh kỳ như thế. Sinh tại Hà Nội và suốt một thời gian dài và sau này chuyển vào định cư ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nguyễn Khải có ý dành cả tập Hà Nội trong mắt tôi để viết về những kỷ niệm, những con người như một sự đền đáp ân nghĩa đối với đất và người Hà Nội, nơi quy tụ tất cả hồn thiêng sông núi nước Việt.
            Ngay cách đặt tên truyện đã mang đầy dụng ý của tác giả, muốn định danh chắc chắn về vẻ đẹp độc đáo khác biệt của cốt cách người Hà Nội. Chất hào hoa sang trọng, văn hóa lịch lãm của Hà Nội được tác giả phát hiện và thống nhất quy tụ trong nhân vật cô Hiền. Một người có bản lĩnh, luôn là chính mình trong nhiều hoàn cảnh thử thách, cô Hiền bộc lộ cá tính qua suy nghĩ, việc làm và sự chiêm nghiệm cá nhân. Cách quản lý gia đình, việc hôn nhân, việc sinh con, dạy con… của cô cho thất một nếp sống, lối nghĩ đạt đến độ chuẩn mực của người Tràng An thanh lịch, quý phái. Cũng như xuất hiện ở nhiều nhân vật nữ trong tác phẩm của Nguyễn Khải, thiên tính nữ trong con người nhân vật luôn được nhà văn chú ý miêu tả, đề cao, chức phận làm vợ, làm mẹ được đặt lên trên mọi thú vui khác. Cô không chạy theo thói thường lãng mạn viển vông của những cô gái Hà thành đua đòi hám danh, hám lợi trong việc hôn nhân, việc chọn ông giáo tiểu học làm chồng cho thấy thái độ nghiêm túc và quan niệm hài hòa về tổ ấm hạnh phúc gia đình. Việc sinh con được cô quan niệm một cách hiện đại, hợp lý. Con cái phải được nuôi dạy chu đáo, cha mẹ phải cho con một bản lĩnh, nhân cách vững vàng để bước vào đời, phải dạy con từ việc ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh… và coi đó không phải là những chuyện nhỏ nhặt, vặt vãnh mà là lối sống, nếp văn hóa người Hà Nội. Cô cũng như bao người phụ nữ khác ngoài đời yêu quý con rất mực, đặt tình yêu nước lên trên hết, khi Tổ quốc cần sẵn sàng dứt áo, động viên con đường nhập ngũ. Hà Nội trong quá trình phát triển, hòa nhập với thời đại sẽ đối mặt với những dư ảnh tiêu cực của nền kinh tế thị trường, nếp sống văn hóa có nguy cơ đứng trước sự mai một, băng hoại, song như thế không hẳn là mất đi niềm tin về con người Hà Nội. Chuyện cây si ở đền Ngọc Sơn được cứu sống mà cô kể cho người cháu nghe cũng thể hiện niềm tin của cô về Hà Nội “thời nào cũng đẹp”, người Hà Nội không chỉ chú trọng vật chất mà còn quan tâm đến đời sống văn hóa tinh thần, cái gốc rễ nguồn cội bền vững để làm nên tầm vóc một thủ đô văn minh, hiện đại.
*. Tóm tắt văn bản 
- Đoạn 1: 
 Nhân vật tôi giới thiệu về cơ Hiền, chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi, nêu ấn tượng chung về gia 
đình cô Hiền, một gia đình mà từ nhà cửa cho đến nghề nghiệp, ăn mặc và lối sống đều cho thấy đích 
thị là tư sản.  
- Đoạn 3:
  Sau hòa bình lập lại, nhân vật tôi từ chiến khu về Hà Nội. Người lính cách mạng thấy người dân Hà 
Nội đang thích ứng dần với cuộc sống mới. Cô Hiền nói về niềm vui và cả những cái có phần máy móc, cực đoan của cuộc sống xung quanh.
- Đoạn 4:
 Thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, cuộc sống nhiều khó khăn. Cô Hiền tìm việc làm phù hợp với chủ trương, chính sách của chế độ mới, khéo léo chèo chống con thuyền gia đình vượt qua sóng gió.
- Đoạn 5:
  Miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc 
Mĩ.Cô Hiền dạy con cách sống biết tự trọng, biết xấu hổ, biết sống đúng với bản chất người Hà Nội. Người con trai  đầu của cô tình nguyện đi bộ đội đánh Mĩ. Người em kế cũng làm đơn
 tòng quân theo anh, nhưng vì thi đại học đạt điểm cao nên được trường giữ lại.
- Đoạn 6:
   Đất nước tràn đầy niềm vui với đại thắng mùa xuân năm 1975. Vợ chồng nhân vật  tôi đến dự buổi 
liên hoan mõng Dòng, người con đầu cô Hiền trở về. Câu chuyện cảm động của Dòng về Tuất, người
 đồng đội đã hi sinh và người mẹ của Tuất, một người mẹ Hà Nội có con đi chiến đấu chống Mĩ.
- Đoạn 7:
   Xã hội trong thời kì đổi mới với đủ cái phải -trái, tốt  xấu. Nhân vật tôi từ Thành phố Hồ Chí Minh
 ra Hà Nội công tác, ghé thăm cô Hiền. Giữa không khí xô bồ của thời kì kinh tế thị trường, cô Hiền
 vẫn là một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn. Từ chuyện cây si cổ thụ ở 
đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. 
1. Phần 1: nhân vật bà Hiền trong thời kì kháng chiến và hồ bình lập lại, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
a. Nét đẹp trong suy nghĩ :
- Nét "chuẩn trong nghĩ của cơ Hiền là lòng tự trọng, vì cụ quan niệm rất rõ ràng : Tự trọng ở đây gắn 
liền với việc không để mình rơi vào tình trạng nhục nhã, sống giữ được cốt cách và đặc biệt là không 
quên tráchnhiệm với cộng đồng (một tinh thần trách nhiệm không cần tuyên bố ồn ào, bốc đồng, hời 
hợt). Những lời thổ lộ của bà Hiền xung quanh việc bằng lòng cho hai đứa con đi bộ đội thể hiện rõ điều này : "Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó 
dám đi cũng là biết tự trọng", "Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó", "Tao cũng muốn được sống 
bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui lẻ có hay hớm gì"... Không phải không
có những ngộ nhận về tính cách người Hà Nội. Trong truyện, tác giả đã khéo tạo ra một tình huống để làm rõ vấn đề này. Trong khi nhân vật "tôi", giữa một bữa tiệc, đã "nói hơi nhiều" những ý chê trách 
Hà Nội trong sự so sánh nó với những vùng miền khác, thì nhân vật Dũng, con bà Hiền, mới từ chiến 
trường miền Nam trở về, đã kể cho mọi người nghe về phản ứng tâm lí của một người mẹ Hà Nội có 
con hi sinh : "Bà níu chặt lấy một cánh tay của cháu, người bà run bần bật nhưng không khóc, và bà 
nói run rẩy : "Nín đi con, nín đi Dũng ! Cơ đã biết cả. Cơ biết từ mấy tháng nay rồi". Đúng là một sự 
đối trọng. Câu chuyện của Dũng tự nó nói lên bao điều !
+ Lòng tự trọng không cho phép sống tùy tiện, buông thả.
+ Lòng tự trọng không cho phép sống hèn nhát, ích kỉ.
+ Lòng tự trọng giúp con người ta sống có trách nhiệm với cộng đồng. 
- Thẳng thắn :
+ Bày tỏ rất thẳng nhận xét của mình về cuộc sống với bao vấn đề (vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều…) Bà có chính kiến, chủ kiến riêng về nhiều chuyện "vĩ mô" của nhà nước, chế độ. Khi đứa cháu nói : "Nước được độc lập vui quá cơ nhỉ ?", bà đã trả lời : "Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến 
làm ăn chứ ?". Theo bà "Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi 
sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, 
thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở...". Bà cũng nhận ra có cái gì đó không phù hợp trong cách nghĩ "không thích cá nhân làm giàu" : "Chú tuy chưa già nhưng đành để ngồi chơi, các em sẽ đi làm 
cán bộ, tao sẽ phải nuôi một lũ ăn bám, dự họ có đủ tài để không phải sống ăn bám". Đặc biệt, bà có 
một quan điểm hết sức khác thường : "Xã hội lúc nào cũng phải có một giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị...". Chưa hết, bà còn phát biểu về cái huyền vi của sự sống mà càng ngày ta
càng phải thừa nhận : "Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được".
- Suy nghĩ của cơ Hiền về cuộc sống rất thực tế :
+ Biết "nhìn xa trong rộng" (qua thái độ nghiêm túc, lựa chọn kĩ càng việc hôn nhân của mình, việc 
sinh con với mong muốn để dạy con vào đời bằng sự tự lập, vươn lên, nhìn nhận vai trò "nội trợ" của
 người phụ nữ…)
.Việc hôn nhân: Việc bà lấy ai không lấy, lại lấy một ông giáo cấp tiểu học hiền lành chăm chỉ làm 
chồng đã "khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc", phần nhiều chỉ là một cách nói ngoa ngôn khá đặc thù của văn chương. Nếu quả người ta có kinh ngạc, thì đó là sự kinh ngạc trước một chuyện không ngờ lại 
xảy ra bình thường (thậm chí là tầm thường) quá như thế. Tuy vậy, nếu bình tâm suy xét, ta lại thấy 
trong tất cả những cái bình thường kia lại chứa đựng một triết lí sống đáng vị nể,vừa thể hiện bản lĩnh cá nhân một con người, vừa bộc lộ kiểu ứng xử đặc trưng của đất kinh kì. Bà Hiền biết rõ mình là ai 
(câu tuyên bố "thẳng thừng" của bà đối với nhân vật "tôi" đã chứng thực điều đó : "Một đời tao chưa 
từng bị ai cám dỗ,kể cả chế độ"), và cũng tương tự thế, bà hiểu sâu xa mình là người Hà Nội. Sau năm 1954, gia đình bà chẳng di cư vào Nam vì "không thể rời xa Hà Nội". Đây không đơn giản chỉ là một
biểu hiện của tình yêu đối với nơi đã sinh ra và nuôi dưỡng mình, mà còn là một biểu hiện của niềm tin vào thế tồn tại bền vững của mảnh đất đã trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, có văn hoá riêng đã 
thấm vào máu thịt cư dân nơi này.
+ Không vồ vập, không lãng mạn, viễn vông với cuộc sống mới. Nhân vật bà Hiền là một mẫu hình 
của người Hà Nội với tất cả sự lịch lãm khôn ngoan nhưng không đến nỗi lạnh lùng duy lý: “Mọi sự 
mọi việc đều được các bà ấy tính toán trước cả. Và luôn luôn tính đúng vì không có lòng tự ái, sự ganh đua, tính thời thượng chen vụ. Không có cả sự lãng mạn hay mơ mộng vớ vẩn. Đã tính là làm, đã làm là không thèm để ý đến những đàm tiếu của thiên hạ.”. Đó là cách sống biết rõ giá trị và khả năng của mình, nhưng không phải là lối sống ích kỷ, bo bo vun vén cho riêng mình theo chủ nghĩa cá nhân tư 
sản hoàn toàn.
- Là người công dân có trách nhiệm với đất nước (hưởng ứng chủ trương xây dựng một xã hội nhân ái 
không có cảnh người bóc lột người của chính phủ nên không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê 
thợ, đồng ý cho con đi bộ đội). Thái độ ứng xử nhằm “thích ứng” của bà Hiền cũng được diễn tả một
 cách rõ ràng và táo bạo : “Chế độ này không thích cá nhân làm giàu, chỉ cần họ đủ ăn, thiếu ăn một 
chút càng hay, thiếu ăn là vinh chứ khônglà nhục, nên tao cũng chỉ cần đủ ăn.” 
- Luôn tự hào về Hà Nội, người Hà Nội, văn hóa của Hà Nội (luôn nhắc nhở,dạy con cháu về cách 
sống .Bà Hiền răn lũ con : " là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được 
sống tuỳ tiện, buông tuồng". Hoá ra vậy, làm người Hà Nội vừa là một vinh dự,vừa là một trách nhiệm. Bà Hiền hẳn là luôn đau đáu về vấn đề này, chẳng thế mà dùđã ngoài bảy mươi, bà vẫn để lộ tâm sự 
đó của mình khi hỏi người cháu ("tôi") vừa mới từ thành phố Hồ Chí Minh ra thăm : "Anh ra Hà Nội 
lần này thấy phố xá thế nào, dân tình thế nào ?" Ngỡ đó chỉ là một câu hỏi xã giao thông thường mà 
thực chất lại gửi gắm bao nỗi niềm, bao phấp phỏng và hi vọng về tương lai của Hà Nội. =>Những 
điều vừa nói trên chứng minh sự gắn bó làm một, rất máu thịt, giữa bà Hiền và Hà Nội.của người Hà 
Nội qua từng cách ngồi, cách ăn, đi đứng, qua lời ăn tiếng nói).
b. Nét đẹp trong hành động :
- Tuy là người Hà Nội chính gốc, nhưng cơ Hiền hòa đồng rất nhanh với cuộc sống mới không chỉ ở 
suy nghĩ mà còn ở những việc làm cụ thể của mình:
+ Cuộc sống còn khó khăn của giai đoạn đầu, nhưng cơ đã nhanh chóng thích ứng bằng việc
mở cửa hàng bán hoa do đích thân cơ và các con làm và bán sản phẩm. 
 2. Nhân vật bà Hiền trong thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước và những năm đầu
sau chiến tranh:
 a. Nhà văn còn khai thác nét tính cách nhân vật khi đặt vào trong những giờ phút trọng đại có ý
 nghĩa sống còn với dân tộc để người đọc biết đến một sự thực tâm hồn những người mẹ trong thời chiến tranh. 
Trong văn học trước 1975, có lẽ những hoàn cảnh tiễn người thân ra trận sẽ được khai thác tập 
trung vào cảm hứng sử thi, ca ngợi hình ảnh người ra đi tươi vui, người ở nhà tin tưởng và lời hẹn trở 
về trong chiến thắng vinh quang. Nguyễn Khải đã không diễn tả theo đường mòn cũ mà cho chúng ta 
nhìn thấy một sự thật về con người trong thời chiến. Người mẹ ấy đã chấp nhận cho đứa con đầu ra 
mặt trận, trong một tâm trạng thật đặc biệt như bao bà mẹ khác. Khi người cháu hỏi : “Cơ bằng lòng
 cho em đi chiến đấu chứ?” bà đã nói ra một sự thật: “Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn
nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng.”. Xét cho cùng, đó cũng là 
lòng tự trọng của một người mẹ,của một người ý thức rõ trách nhiệm công dân của mình,trong thời 
điểm “những năm đất nước có chung một tâm hồn, một gương mặt”.
 Không chỉ có vậy, cả người con trai thứ hai hừng hực khí thế thanh niên thời đại đòi lên đường, bà 
cũng có một cách ứng xử thể hiện rõ phẩm cách một người mẹ hiểu rõ tâm tư thế hệ con cháu: “Tao 
không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Nhà văn không chỉ khai thác hình tượng người mẹ thời chiến dưới một góc nhìn mới, mà còn thấy được sự ảnh hưởng lan truyền thế hệ, khi lòng tự trọng dân tộc đã hồ 
quyện niềm tự hào nếp nhà, để những đứa con sống xứng đáng với niềm tự hào của mẹ. Cái tinh tế 
trong đời sống tình cảm của người Hà Nội chính là thái độ biết chia sẻ trước đau thương mất mát của 
người mẹ khác.
 Trong giờ phút hân hoan mừng chiến thắng, điều xúc động lại chính là nỗi đau thấm thía được phát 
biểu qua câu nói của Dũng người lính can trường trở về trong vinh quang nhưng hiểu rõ giá trị của sự hy sinh, khi 660 người trai Hà Nội ra đi chỉ trở về hơn bốn chục người, khi người bạn thân nằm lại 
chiến trường ngay trước giờ chiến thắng: “Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hy sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn sống, sống đến bây giờ, đến hôm nay”. Đó là giá trị nhân bản của cuộc chiến
 đấu, được tính bằng máu! Không thể vì niềm hân hoan hội ngộ, vinh quang chiến thắng mà được phép quên đi! Nguyễn Khải đã khai thác vào một góc khuất của chiến tranh mà trước đó văn học ta mới chỉ khai thác cái hùng tráng mà chưa nói nhiều về bi kịch của từng gia đình, từng số phận trong chiến 
tranh. Vào thời điểm ấy, cách nhìn của nhà văn đã có sự chuyển hướng so với văn học giai đoạn trước, hướng đến với cái bình thường.
b. Sau chiến tranh: Trong ngày thường, một người như bà Hiền đã hồ nhập rất tốt vào cuộc sống chung, cũng "áo bông ngắn, quần thâm, đi dép hoặc đi guốc, vuông khăn len tơi tớp buộc quanh cổ hay bịt
 đầu". Để hoàn thiện chân dung nhân vật Hiền, Nguyễn Khải còn nhấn mạnh vào thái độ chu tất trong nết ăn, nết mặc, trong cử chỉ lau đánh cái bát đựng hoa thuỷ tiên, trong việc duy trì một cách "bướng 
bỉnh" cái nền nếp sinh hoạt xa lông một thời vẫn thường bị định kiến là "tư sản". Điều này khiến ta 
chợt nhớ tới câu ca nói về người Hà Nội từ xưa:
“ Chẳng thơm cũng thể hoa nhài,
Chẳng lịch cũng thể con người Tràng An”
Nhưng bà, cũng như các bạn của mình, không vì vậy mà không được quyền sống cho mình. Họ, lúc 
cần, đã biết rũ bỏ "đồng phục" để hoá thân thành những con người khác, đáng để cho những kẻ yêu cái đẹp ngắm nhìn."bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, rồi một loạt bảy tám bà túc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển". Tất cả những điều đó cũng là biểu hiện cụ thể của bản lĩnh sống  một vấn đề hết sức nghiêm túc cần được nhìn nhận thấu 
đáo trong hoàn cảnh sống của đất nước, của thời đại bây giờ.
 Giá trị văn hoá ấy kết tụ trong một người phụ nữ vô danh, bình thường cũng đã kết tụ tầng sâu văn hoá đất kinh kỳ xưa. Ngay cả khi cơn lốc dữ dội của nền kinh tế thị trường làm xói mòn đi nếp sống của 
Hà Nội ngàn năm văn vật thì cũng không thể làm lay chuyển ý thức của những con người luôn tin vào giá trị văn hoá bền vững của Hà Nội không thể mất đi. Chỉ ra những nét tính cách phức tạp nhưng hết 
sức hợp lý của một người phụ nữ bình thường, Nguyễn Khải đã đề cao nét đẹp văn hoá Hà Nội ẩn 
chứa trong nhân vật bà Hiền.
 3. Chi tiết bà Hiền kể cho nhân vật "tôi" nghe về sự hồi sinh sau cơn bão của cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn mang ngụ ý triết lí sâu sắc.
Có thể tính cách bà Hiền còn những điều phải bàn cãi để đi đến một sự nhận diện có tiêu biểu cho tính cách người Hà Nội gốc hay không, nhưng như nhà văn khẳng định: “Với người già, bất kể ai, cái thời đã qua luôn luôn là thời vàng son. Mỗi thế hệ đều có thời vàng son của họ. Hà Nội thì không thế. Thời nào nó cũng đẹp, một vẻ đẹp riêng cho một lứa tuổi.”. Không những thế, ông còn bày tỏ thái độ ca 
ngợi con người biết trân trọng những giá trị tâm linh, như cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn vẫn vững chãi 
qua thời gian. Dẫu có lúc bị bật gốc, nhưng nhờ những con người còn biết lưu giữ những giá trị đích 
thực của quá khứ mà cây cổ thụ đã được hồi sinh. Những giá trị văn hoá bền vững không bao giờ mất đi, mà như nhà văn ước ao những giá trị ấy sẽ hoá thân vào hiện tại: “Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm 
tốn và rộng lượng quá. Một người như cơ phải chết đi thật tiếc, một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng.” 
c) Kết luận 
Nhân vật cơ Hiền gợi lên những vẻ đẹp và chiều sâu văn hoá của người Hà Nội. Qua suy nghĩ và việc làm của cơ Hiền, ta thấy nổi lên hình ảnh một con người Hà Nội bình thường nhưng rất đáng trân trọng, nổi lên bản lĩnh một con người song hành cùng chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất 
của đất nước,mà nói như Nguyễn Khải, bà Hiền là một hạt bụi vàng của đất kinh kì, góp phần làm đẹp thêm bản sắc văn hóa chung của cộng đồng.  
 Tác giả đã coi cô Hiền là một hạt bui vàng của Hà Nội vì khi nói đến hạt bôi là người ta nghĩ đến một vật rất nhỏ bé, tầm thường, ít ai nhận thấy, chẳng có giá trị gì. Có điều, là hạt bụi vàng thì dù rất nhỏ bé nhưng lại mang giá trị quý báu, bao nhiêu hạt bôi vàng hợp lại sẽ thành áng vàng chãi sáng. Cô Hiền
 là một người Hà Nội bình thường, vô danh, nhưng ở cô thÊm sâu những cái tinh hoa trong bản chất 
người Hà Nội; những người Hà Nội như cô đã là những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố 
Hà Nội, tất cả đang bay lên cho đất kinh kì chãi sáng những ánh vàng. Ánh vàng ấy là phẩm giá người Hà Nội, là cái truyền thống, cốt cách người Hà Nội, Hà Nội linh thiêng và hào hoa, Hà Nội văn hiến 
nghìn năm. Cho nên, tác giả cho cô Hiền là một hạt bụi vàng của Hà Nội.
- Nhân vật cô Hiền là một người Hà Nội bình thường nhưng cách sống của bà Hiền là một cách sống
 giản dị, tự nhiên, đó là một lối sống đẹp, có chiều sâu văn hóa, có sự trải nghiệm, có nguyên tắc mà 
không cứng nhắc, biết dung hòa trong những hoàn cảnh cụ thể. Ngoài ra, cô còn có một tâm hồn, một nhân cách cao đẹp, biết nhìn xa trông rộng, hiểu mình, hiểu người. 
-Nhân vật  cơ  Hiền được trần thuật từ điểm nhìn của nhân vật  tôi  ( người  kể chuyện ) và qua những 
tình huống gặp gỡ với những nhân vật khác, qua nhiều thời đoạn của đất nước. 
4. Nghệ thuật đặc sắc 
 a) Giọng điệu trần thuật 
   Trong truyện ngắn này, có thể thấy một giọng  điệu trần thuật rất  trải  đời, vừa tự nhiên, dân dã vừa 
trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lý, vừa đậm tính đa thanh:
- Tác giả hoàn toàn nhập thân vào nhân vật tôi để diễn tả, kể lại những gì mà mình đã chứng kiến, đã 
trải qua, đã nghiệm thấy.
-Chính cái chất tự nhiên, dân dã đã tạo nên phong vị hài hước rất có duyên trong giọng điệu trần thuật
của nhân vật tôi.  
   Chẳng hạn: Trong lÝ lịch cán bộ không ghi tên cô Hiền. Họ thì xa, bắn súng đại bác chưa chắc đã
tới, huống hồ còn là bà tư sản, dính líu vào lại thêm phiền...
  
- Bằng vốn hiểu biết và sự trải nghiệm sâu sắc của bản thân, nhân vật tôi luôn thể hiện cách nhìn nhận 
cuộc sống và con người theo hướng suy ngẫm, chiêm nghiệm, triết lý 
   Chẳng hạn: ... Sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng lớp lính đã mất ngôi vị độc tôn
của mình rồi. Bây giờ là thời các giám đốc công ti, các tổng giám đốc công ti, các cố vấn, chuyên
viên kinh tế thật giả đủ thể loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội ...
  
- Giọng trần thuật ở đây còn mang tính chất đa thanh: 
+ Trong lời kĨ thường có nhiều giọng tự tin xen lẫn giọng hoài nghi:  Chúng tôi thì vui thị, tại sao
những người vốn sống ở Hà Nội chưa thật vui nhỉ ?

+ Giọng tự hào xen lẫn giọng tự trào: Nói cho thật, Dòng mới là nhân vật chính, còn tôi chỉ là một
nhân vật phụ, ghé gẩm vào cái vinh quang chung mà thôi...

 Có thể nói, giọng điệu trần thuật nh- thị đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải đậm đặc chất tự sự rất đời thường mà hiện đại. 
b) Nghệ thuật xây dựng truyện 
- Không chỉ tổ chức giọng điệu mà trong xây dựng nhân vật, tất cả cũng được quy tụ bởi điểm nhìn 
nghệ thuật từ nhân vật tôi
+ Ở đây, nhân vật tôi là đồng chí Khải, là anh Khải ( đích danh tác giả ), nhưng cũng có thể hiểu một
cách phiếm định là một người nào đó được phân vai người kể truyện, người dẫn chuyện, người trần
thuật và cũng là một cá nhân tự ý thức, tự biểu hiện mình. 
+ Những chi tiết tiểu sử ( có thể của tác giả ) như Hà Nội vừa giải phóng ... chúng tôi ngày ấy mới
hăm bốn hăm nhăm cái xuân xanh 
chín năm xa phố phường tôi sống ở Thành phố Hồ Chí Minh
thỉnh thoảng có việc phải ra Hà Nội
,... đã làm tăng tính chân thật của điểm nhìn nghệ thuật. 
- Tạo tình huống gặp gỡ giữa nhân vật tôi với các nhân vật khác cũng là cách để khám phá, phát hiện
 tính cách nhân vật:
  Những cuộc gặp gỡ gắn với những thời đoạn khác nhau của hiện thực đất nước: sau hòa bình lập lại
 năm 1954, sau đại thắng mùa xuân năm 1975, rồi nhiều năm đã trôi qua, đất nước bước vào thời kì 
đổi mới,... theo đó mà miêu tả sự vận động của tính cách cô Hiền, nhận xét về hành động, cách ứng xử của Dòng, Tuất, mẹ Tuất,...
- Ngôn ngữ các nhân vật cũng góp phần khắc họa sâu sắc tính cách của từng người: 
+ Ngôn ngữ của nhân vật tôi đậm vẻ suy tư, chiêm nghiệm, day dứt, trăn trở, lại thoáng vẻ hài hước,
tự trào của người rất trải đời: Thưa cô, là bọn lính chúng tôi, là giai cấp lính chúng tôi chứ ai nữa... 
+ Cô Hiền có đầu óc thực tế, tư duy logic, cách nói của cô ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát: Ông có
đứng máy được không ? - Không - Ông có sắp chữ được không ? - Không - Ông sẽ phải thuê thợ chứ
gì. Đã có thợ tất có chí, ông muốn làm một ông chủ dưới chế độ này  ?
+ Một người lính dày dặn trận mạc đã cùng bao đồng đội vào sinh ra tư như Dòng tất phải có những
lời thật xót xa: Cháu biết nói thế nào với một bà mẹ có con hi sinh, mà bạn của con mình lại vẫn còn
sống, sống đến bây giờ, đến hôm nay

 C.Kết bài:
Qua suy nghĩ và việc làm của cơ Hiền, ta thấy nổi lên hình ảnh một con người Hà Nội bình thường 
nhưng rất đáng trân trọng, nổi lên bản lĩnh một con người song hành cùng chặng đường dài, những
 biến động lớn lao của đất của đất nước, cô quả thật là "hạt bụi vàng" của Hà Nội, góp phần làm đẹp 
thêm bản sắc văn hóa chung của cộng đồng. Nội dung trên đó được thể hiện khá rõ qua bút pháp xây 
dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật của nhà văn Nguyễn Khải. 
Bài Làm
            Nguyễn Khải là nhà văn nổi tiếng với những tác phẩm “Mùa lạc”,“Một chặng đường”,“Tầm nhìn xa”. Trước năm 1978, tác phẩm của Nguyễn Khải là cái nhìn tỉnh táo, sắc lạnh, luôn khai thác hiện thực trong thế xung đột, đối lập cũ - mới, tốt - xấu, ta – địch. Từ năm 1978 trở về sau, tác phẩm của ông là cái nhìn trăn trở, chiêm nghiệm, cảm nhận cái hiện thực xô bồ, hối hả, đổi thay nhưng cũng đầy hương sắc. Chuyển mạnh từ hướng ngoại sang hướng nội. Nhà văn nhìn con người trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, quá khứ dân tộc, gia đình và sự tiếp nối thế hệ. Từ đó nhà văn khẳng định những giá trị nhân văn cao đẹp của cuộc sống và con người hôm nay. Nhân vật bà Hiền trong tác phẩm một người Hà Nôị tiêu biểu cho hướng tiếp cận ấy của nhà văn.
Với nhà văn thì Hà Nội có một vị trí đặc biệt trong tình cảm, kỷ niệm, cả trong đời sống và văn chương của ông. Hà Nội không chỉ là nơi Nguyễn Khải được sinh ra, sống những năm ở tuổi niên thiếu và suốt mấy mươi năm từ sau kháng chiến chống Pháp, mà còn như cách ông mượn lời nhà văn Hồ Dếznh nói trong truyện Đất kinh kì: "Cái nước sông Hồng, cái gió sông Hồng nó lạ lắm, nó làm ra văn chương Bắc Hà, văn chương Hà Nội. Anh muốn sống ở đâu cũng được viết ở đâu cũng được nhưng phải tráng qua tí chút hơi hướng của Tràng An thì mới thành văn chương đích thực. Nó khác với văn tỉnh lẻ". Nguyễn Khải đã có nhiều truyện ngắn viết về cuộc sống và con người Hà Nội, được tập hợp trong hai tập truyện: Một người Hà Nội (1990) và Hà Nội trong mắt tôi (1995). Viết về Hà Nội, với Nguyễn Khải không phải chỉ là để trải tấm lòng mình với mảnh đất từng gắn bó, nhiều duyên nợ, mà quan trọng hơn, bởi "Đất kinh kì" chứa đựng nhiều điều hấp dẫn, bí ẩn, nhất là trong tầng sâu văn hoá, lối sống, các giá trị tinh thần của người Hà Nội luôn mời gọi và là một dư địa cho ngòi bút ưa tìm tòi, triết lí của Nguyễn Khải thỏa sức khai vỡ. Truyện ngắn Một người Hà Nội in lần đầu năm 1990 trong tập truyện cùng tên, có thể coi là tác phẩm tiêu biểu cho mảng sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Khải, và cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của tác giả trong thời kì đổi mới.
Nhân vật ưa thích của Nguyễn Khải, cả trước hay sau 1978, đều là những con người thông minh, sắc sảo, hay triết lí, thích đối thoại. Nhưng trước đổi mới, những vấn đề mà nhà văn quan tâm thường là thuộc về đời sống cách mạng, tư tưởng chính trị, bởi thế những nhân vật của ông cũng chủ yếu được soi ngắm, thể hiện trên bình diện con người chính trị hơn là trong tư cách con người cá nhân trong đời thường, con người của đời sống thế sự. Trong một thời gian dài Nguyễn Khải cũng như phần lớn các cây bút thời ấy, đã tin và ra sức cổ vũ cho cái quan niệm rằng: viết về cách mạng, về cái tiên tiến, viết về những con người mới, đó mới là văn học mới, văn học cách mạng; còn viết về sinh hoạt đời thường, về những điều vụn vặt của đời sống riêng tư là thứ văn học cũ. Nhiều người, trong đó có cả Nguyễn Khải, còn tự huyễn hoặc mình với cái sứ mệnh của những nhà văn đặt nền móng cho một nền văn học mới, nền văn học xã hội chủ nghĩa, vượt lên mọi  nền văn học của quá khứ. Những nhân vật lí tưởng của Nguyễn Khải hồi ấy, từ Môn (
Xung đột), đến Nam (Hãy đi xa hơn nữa), Biền (Tầm nhìn xa), Huân (Mùa lạc)... đều rất hào hứng say sưa nói về niềm tin vào lí tưởng, tương lai, tin ở sức mạnh vĩ đại của cách mạng. Sau này nhìn lại chặng đường sáng tác ấy của mình và của nhiều người viết khác, Nguyễn Khải đã gọi đúng đó là "cái thời lãng mạn". Vào thời kì đổi mới, Nguyễn Khải đã có những chuyển biến ngày càng mạnh mẽ triệt để trong tư tưởng và nghệ thuật của mình. Ngòi bút của ông hướng nhiều vào đời sống thế sự với sự chiêm nghiệm và triết lí về nhân sinh, tìm kiếm những giá trị bền vững vĩnh hằng của con người và đời sống. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải vì thế cũng được mở rộng, thay đổi, với nhiều kiểu loại nhân vật mới và nhất là được soi ngắm, định giá từ những thang bậc giá trị khác - những giá trị bền vững về nhân cách, về lối sống. Giờ đây những nhân vật ưa thích của Nguyễn Khải phải là những con người có bản lĩnh, có niềm tin vào chính mình, biết lựa chọn sáng suốt và kiên định với sự lựa chọn lối sống của mình dù có thể phải chịu những thiệt thòi hay sự đơn độc trên đường đời. Những nhân vật ấy tuy rất khác với các nhân vật lí tưởng của Nguyễn Khải hồi trước đổi mới nhưng giữa họ lại có những nét chung, đó là bản lĩnh, niềm tin vào điều mình đã lựa chọn, là sự sắc sảo, thông minh, có tài ăn nói. Bà Hiền trong Một người Hà Nội là một nhân vật rất tiêu biểu cho một mẫu người được tác giả ưa thích, say mê trong sáng tác của ông ở thời kì đổi mới.
Truyện
 Một người Hà Nội được tác giả chia làm 7 phần, có đánh số mỗi phần, kể những chuyện về bà Hiền và gia đình bà trong một khoảng thời gian dài suốt mấy chục năm, chủ yếu từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Hà Nội được giải phóng cho đến những năm đầu đổi mới, qua lời kể của nhân vật kể chuyện xưng tôi - người cháu họ gọi bà Hiền bằng cô. Truyện Một người Hà Nội khá tiêu biểu cho lối viết quen thuộc và ưa thích của Nguyễn Khải: không xây dựng một cốt truyện chặt chẽ xung quanh một tình huống cơ bản, mà là sự xâu chuỗi nhiều sự việc, nhiều mẩu chuyện, nhiều khi không có quan hệ trực tiếp với nhau, nhưng đều tập trung làm nổi rõ một vấn đề hoặc một nhân vật. Cách viết này có ưu thế là cho phép ngòi bút tác giả được tự do, chủ động trong lựa chọn chi tiết, sự việc, lại có thể xen vào những nhận xét bình luận của mình, không bị quá lệ thuộc vào một cốt truyện chặt chẽ, với các chi tiết, sự việc phải sắp xếp theo quan hệ nhân quả. Sử dụng phương thức kể là chủ yếu xen với bình luận và miêu tả cũng là cách viết quen thuộc của ngòi bút Nguyễn Khải.
Qua lời kể của nhân vật "tôi" (mang dáng dấp của chính tác giả), người đọc hình dung được gần như trọn vẹn về cuộc đời bà Hiền, từ thời thiếu nữ mơ mộng, chủ nhân của một xa lông văn chương có tiếng của Hà Nội trước 1945, đến một bà Hiền, chủ một gia đình, trong việc nuôi dạy con cái, trong cách sống hằng ngày và trong các quan hệ với xã hội mới, với cuộc kháng chiến. Cố nhiên, trong một truyện ngắn nhà văn không thể và cũng không có ý định tạo dựng một hình tượng nhân vật toàn vẹn, với mọi mối quan hệ trong đời sống riêng chung và mọi bình diện của cuộc sống con người. Cái mà tác giả quan tâm và tập trung thể hiện ở nhân vật bà Hiền chính là vẻ đẹp của một lối sống, nhân cách người Hà Nội, "một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn", như chính lời của người kể chuyện nói về nhân vật bà Hiền. Trong lời nhận xét này, có hai khía cạnh được nhấn mạnh ở tư cách người Hà Nội của nhân vật bà Hiền: "Thuần túy không pha trộn" và "một người Hà Nội của hôm nay".
Truyện đưa ra nhiều chi tiết sự việc về nhân vật bà Hiền, nhưng tựu chung vẫn là ở hai mối quan hệ chính (có liên quan với nhau). Trong gia đình và với xã hội, với cách mạng. Trong tư cách là người mẹ, người chủ gia đình, hay một công dân, ở nhân vật bà Hiền đều toát lên một vẻ đẹp của nhân cách, của lối sống văn hoá, của một bản lĩnh. Đó là con người luôn giữ vững những quan niệm và cách sống của mình, không bị biến suy theo những đổi thay của thời cuộc, lại tỉnh táo sáng suốt, không xu thời nhưng cũng không để bị rơi vào tình thế của kẻ lạc thời. Hãy chú ý những xử sự của bà Hiền trong gia đình trong việc dạy dỗ con cái. Cô Hiền sinh trưởng trong một gia đình gia giáo, giàu có, ông bố đậu tú tài, mê văn thơ, dạy con cái theo khuôn phép nhà quan. Thời trẻ cô Hiền được cha mẹ cho phép mở một xa lông văn chương, nơi gặp gỡ của nhiều văn nhân nghệ sĩ có tiếng của đất Hà Thành. Như thế, cô thuộc thế hệ tân tiến trong lớp thanh niên thành thị thời trước cách mạng. Nhưng việc cô lấy chồng mới thật là điều đặc biệt, thể hiện rõ sự lựa chọn tỉnh táo và những quan niệm nghiêm túc của cô về hôn nhân và gia đình. "Gần 30 tuổi cô mới lấy chồng, không lấy một ông quan nào hết, cũng chả hứa hẹn gì với đám nghệ sĩ văn nhân, đùa vui một thời son trẻ thế là đủ, bây giờ phải làm vợ làm mẹ, cô chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc". Đến việc sinh con của cô cũng thể hiện ý thức trách nhiệm, sự tỉnh táo của người làm cha, làm mẹ với tương lai của con. Ở cái thời mà đông con, nhiều cháu vẫn được coi là có phúc lớn, thì cô Hiền lại quyết định ngừng việc sinh đẻ khi ở độ tuổi 40. Không phải cô ngại vất vả, cũng không phải do thiếu thốn về kinh tế, mà vì như lời cô nói với chồng: "Nếu ông và tôi sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi, có thể tự lập được, khỏi phải sống bám vào các anh chị". Là một người Hà Nội, bà Hiền có ý thức sâu sắc về điều đó như một giá trị, một đòi hỏi cao về nhân cách, về lối sống. Bà luôn nhắc nhở các con: "Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỳ tiện, buông tuồng". Ở nhà, bà chú ý dạy con cái từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Ngồi vào bàn ăn, bà chú ý sửa cho con cách cầm đũa, cách múc canh, đến việc nói chuyện trong bữa ăn. Bà quan niệm rất rõ ràng về vai trò "nội tướng" của người vợ. Bà nói với người cháu (nhân vật kể chuyện - một anh bộ đội, một nhà văn): "Mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng, người đàn bà không là nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chả ra sao". Nhưng việc dạy dỗ con cái của bà không phải chỉ nhằm  vào những hành vi cụ thể, những nền nếp tỉ mỉ trong đi đứng, nói năng, ăn uống, tất cả những điều đó là nhằm hướng tới cái quan trọng nhất trong nhân cách một con người. Khi người cháu có ý chê bà Hiền dạy dỗ con cái theo những khuôn phép không thích hợp với thời chiến, thời loạn, thì bà trả lời: "Tao chỉ dạy chúng nó biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy". Việc hai người con trai của bà lần lượt xung phong nhập ngũ, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, đã thể hiện rõ lòng tự trọng, ý thức trách nhiệm công dân của họ: các anh không muốn sống bám vào sự hi sinh của người khác, muốn được bình đẳng với mọi người cùng thế hệ mình, cả trong việc chia sẻ những hi sinh.
Trên đây là những nét nổi bật trong tư cách người vợ, người mẹ ở bà Hiền. Trong quan hệ với xã hội với thời cuộc những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật này phải được nhìn nhận từ một quan niệm mới, từ những giá trị bền vững theo tinh thần nhân văn và dân chủ. Bà Hiền hoàn toàn không phải là nhân vật thuộc mẫu hình "con người mới" của văn học xã hội chủ nghĩa một thời: không xuất thân từ quần chúng lao động, không phải là con người tiên tiến của cách mạng, thậm chí lại có một lối sống "rất tư sản", một khuôn mặt "rất tư sản" - nghĩa là gần như thuộc về một giai cấp đối lập với cách mạng, là đối tượng mà cách mạng phải đánh đổ, cải tạo. Các phần 1, 3, 4 của truyện kể về bà Hiền và gia đình trong những năm đầu sau ngày Hà Nội được giải phóng. Gia đình bà không có ai tham gia kháng chiến, nhưng cũng không liên quan gì với chính quyền của thực dân. Bà ở lại Hà Nội không di cư vào Nam chỉ vì không thể sống xa Hà Nội. Những ngày đầu làm quen với chính thể mới, xã hội mới, nhiều người dân Hà Nội thời ấy không tránh khỏi những khó khăn bỡ ngỡ, e ngại, nhất là những người thuộc tầng lớp trên. Chính trong những năm tháng ấy càng bộc lộ rõ ở bà Hiền một sự tỉnh táo, thức thời mà không xu thời. Bà đã từng tuyên bố: "Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ". Không nông nổi ấu trĩ hay cơ hội, cũng không đặt mình vào thế đối lập với xã hội mới, chế độ mới, bà Hiền biết tìm ra cách thích ứng, nhưng đồng thời cũng sớm nhận ra những ấu trĩ, lệch lạc, cực đoan của chính quyền cách mạng, của chế độ mới. Bà nhận xét ngay từ những ngày đầu tiếp quản Thủ đô: "Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến chuyện làm ăn chứ", rồi tiếp đó là: "Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở". Sự tỉnh táo thức thời của bà Hiền thể hiện rõ ở nhiều việc : từ bán bớt một ngôi nhà để không bị quy là tư sản nhà cửa, không để cho chồng mua máy in mở nhà in, đến việc chọn công việc làm hoa giấy đủ để nuôi sống gia đình, tuy không giàu nhưng rất đủ ăn. Không chỉ có vậy, nét đẹp trong lối sống của nhân vật này còn là ở chỗ, ngay trong hoàn cảnh rất khó khăn, thiếu thốn ở miền Bắc thời bấy giờ, bà Hiền vẫn không bỏ một nếp sống quen thuộc: hằng tháng vẫn tổ chức một bữa ăn gặp mặt các bạn bè từ xưa - những người từng thành danh của Hà Nội một thời. Trong điều kiện phải thích nghi với cuộc sống giản đơn, nghèo nàn thậm chí lam lũ của xã hội thời ấy, bà và những người bạn vẫn không quên và vẫn muốn được sống những khoảnh khắc sang trọng, lịch sự, văn minh, xứng đáng với tư cách và giá trị của họ, đó chính là biểu hiện của lòng tự trọng, của ý thức về giá trị nhân cách, không thể để bị đánh mất mình trong hoàn cảnh thay đổi của thời cuộc.
Một nét đẹp khác trong nhân cách của bà Hiền lại là ở phương diện người công dân, trong trách nhiệm với đất nước. Việc hai người con trai lần lượt xung phong đi bộ đội vào Nam chiến đấu và thái độ, cách ứng xử của bà Hiền thể hiện rõ điều đó. Khi người con trai đầu xung phong nhập ngũ, bà trả lời câu hỏi của nhân vật "tôi": "Tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng". Ba năm sau, người anh ở chiến trường không có tin tức gì về, đứa em lại xung phong đi bộ đội. Lần này, bà nói: "Tao không khuyến khích cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó".
Như vậy, với bà Hiền thì lòng tự trọng chính là cái gốc, là nền tảng của cách sống, của mọi ứng xử ở con người, kể cả ý thức công dân hay tinh thần yêu nước. Quả thực chỉ có lòng tự trọng, ý thức về nhân cách và danh dự của bản thân mới giúp con người làm chủ được mình, biết lựa chọn cách sống và hành động đúng với nhân cách. Trong một truyện ngắn có tên
 Danh dự, Nguyễn Khải kể câu chuyện về một người chiến sĩ có thể hi sinh tất cả mọi thứ, nhưng không thể để mất danh dự.
Trong phần cuối truyện, người đọc lại thêm thú vị và bất ngờ thấy một nét đẹp ở chiều sâu nhân cách bà Hiền. Sau nhiều năm vào sống ở thành phố Hồ Chí Minh, người cháu họ có dịp ra Hà Nội, đến thăm bà cô của mình vào một ngày giáp tết. Bà Hiền đã già đi nhiều, nay đã trên 70 tuổi, nhưng vẫn giữ nguyên phong thái và nếp sống lịch thiệp như xưa: chi tiết về cái phòng khách với các đồ đạc trang nhã mà không cầu kì, suốt mấy chục năm vẫn thế, nhất là hình ảnh bà Hiền đang cẩn thận tỉ mỉ lau, đánh các bát men ngọc dùng đựng hoa thuỷ tiên ngày tết, tất cả đều toát lên vẻ đẹp của một văn hóa sống bền vững sâu xa, vượt qua tất thảy mọi biến thiên, xô bồ thăng trầm của xã hội. Trước những lời phàn nàn của người cháu về sự hỗn tạp, thiếu văn minh, xuống cấp trong lối sống và cách giao tiếp của một bộ phận người Hà Nội, nhất là lớp trẻ, bà Hiền không trả lời mà lại kể câu chuyện về cây si ở đền Ngọc Sơn, thẳng phía trước nhà bà. "Mùa hè năm nọ, bão vào Hà Nội gầm rú một đêm, sáng ra mở cửa nhìn sang đền Ngọc Sơn mà hãi - cây si cổ thụ đổ nghiêng tán cây đè lên hậu cung, một phần bộ rễ bật đất chổng ngược lên trời". Tưởng là chết đứt, bổ ra làm củi, nhưng rồi thành phố cho xe cần cẩu đến buộc dây cáp tời kéo dần mỗi ngày một tí, sau một tháng, cây si lại sống, lại trổ lá non. Từ câu chuyện về sự sống lại của cây si đền Ngọc Sơn, bà Hiền ngẫm ra điều kì diệu về "thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được". Nghe câu chuyện của bà, người kể chuyện như được vỡ lẽ về những điều ở tầm cao sâu: "Cô muốn mở rộng sự tính toán vốn dĩ đã rất khôn ngoan của mình lên thêm một tầng nữa chăng, cái tầng vô hình, không thể biết, nhưng phải biết là trên đời này còn có nhiều lí sự không thể biết để khỏi bị bó vào những cái có thể biết". Chưa nói đến những triết lí đó, thì hình ảnh cây si cổ thụ đền Ngọc Sơn sống lại sau trận bão đã là một biểu tượng giàu ý nghĩa: sau những biến động dữ dội của xã hội, những đổi thay lịch sử chẳng khác nào như cơn bão lớn kia nhiều giá trị vốn bền vững và quen thuộc của đời sống, đã bị lung lay bật gốc, tưởng như sắp tiêu tan. Nhưng sự sống rất huyền nhiệm, những giá trị tốt đẹp đã được hình thành và xây đắp từ bao đời sẽ được đặt lại đúng với vị trí của nó. Cũng như mọi thứ xô bồ, hỗn tạp của Hà Nội hiện thời chỉ là những rác nổi trên bề mặt của đời sống, rồi đến lúc nó sẽ bị cuốn đi, để một Thủ đô với 1000 năm văn hiến, với sự "thanh lịch của người Tràng An" sẽ trở lại.
* Trong truyện
 Một người Hà Nội, ngoài nhân vật chính (bà Hiền), không thể không chú ý đến nhân vật người kể chuyện. Chiếm tỉ lệ lớn trong các truyện ngắn của Nguyễn Khải ở thời kì đổi mới là các truyện sử dụng phương thức trần thuật từ ngôi thứ nhất, một nhân vật mang những nét dáng của chính tác giả - một nhà báo, nhà văn, một anh Khải, chú Khải trong quan hệ họ hàng hay bạn bè với các nhân vật chính của truyện. Lần này trong Một người Hà Nội, nhân vật kể chuyện xưng "tôi" là người cháu họ của bà Hiền, cũng mang đôi nét của chính tác giả. Sử dụng cách trần thuật từ ngôi thứ nhất ngòi bút Nguyễn Khải được tự do trong việc lựa chọn chi tiết, sự việc, không bị quá lệ thuộc vào xây dựng cốt truyện, thêm nữa lại thoải mái xen vào những lời bình luận nhận xét của người kể chuyện - vốn là một sở trường của ngòi bút Nguyễn Khải. Mặt khác, sử dụng cách trần thuật ở ngôi thứ nhất giúp nhà văn tạo được một ngữ cảnh gần gũi với độc giả, gợi không khí một cuộc trò chuyện trực tiếp, lại dễ làm cho người đọc tin vào những điều được kể, bởi đó là câu chuyện mà người kể chuyện từng chứng kiến hay tham gia. Riêng trong trường hợp Một người Hà Nội ngoài những lợi thế như đã nói trên, người kể chuyện ở ngôi thứ nhất còn có một vai trò khác, làm phong phú hơn cho chủ đề và tư tưởng của truyện. Người kể chuyện ở đây không chỉ kể về bà Hiền và gia đình bà, mà còn ở nhiều chỗ kể về chính mình và gia đình mình như một sự đối sánh với nhân vật chính của truyện. Yêu cầu nhận thức lại một thời kì cách mạng vừa qua, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật và ý thức tự vấn, tự phê phán, là một xu hướng chung của nhiều cây bút, nhất là trong văn xuôi, ở thời kì đầu đổi mới. Trong xu hướng đó, nổi lên những tác phẩm xuất sắc, gây được nhiều tiếng vang như Thời xa vắng của Lê Lựu, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng, Bến không chồng của Dương Hướng,Thân phận của tình yêu của Bảo Ninh... Nguyễn Khải cũng nhìn lại mình trong Cái thời lãng mạn, Nghề văn cũng lắm công phu. Lần này ở Một người Hà Nội, qua cách để nhân vật "tôi" nói về mình như một đối sánh với bà Hiền, tác giả đã nhìn lại một thời đã qua với thái độ phê phán, tuy có vẻ chỉ là giễu cợt nhẹ nhàng, nhưng không phải là không sâu sắc. Trong nửa đầu truyện khi kể về bà Hiền và cung cách sinh hoạt, lối sống của gia đình bà, người kể chuyện thỉnh thoảng lại liên hệ tạt ngang với cung cách sống của gia đình mình. Một bên là lối sống cầu kì, kiểu cách của bà cô, mang đầy chất tư sản, còn một bên là lối sống của những người cách mạng của tầng lớp vô sản. Bữa ăn ở nhà bà Hiền, nhất là những bữa bà tiếp các bạn bè, thì bàn ăn trải khăn, có lọ hoa nhỏ giữa bàn, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản, người nào ngồi đúng chỗ người ấy. Còn bữa ăn ở gia đình anh nhà văn cách mạng, thì cái mâm nhôm đặt ngay giữa nhà, thức ăn có khi múc ra đĩa, có khi để cả nồi, nồi to để giữa, nồi bé để quanh mâm cứ việc sục muôi vào, sục đũa vào, vừa ăn vừa quát con mắng cái, nhồm nhoàm hả hê, không cần phải khuôn bó theo quy tắc nào cả. Trong sự xô bồ, tùy tiện ấy, người ta còn tự cho đó là đúng, là lối sống hợp thời cách mạng, bởi "ăn cốt để sống, để làm việc, hay hớm gì cái thứ lễ nghi rườm rà của giai cấp tư sản". Ở cuối truyện, sự đối sánh nhân vật người kể chuyện với bà Hiền, tuy kín đáo hơn, nhưng không phải là không rõ. Nếu như người cháu, một nhà văn tưởng đã từng trải, còn tỏ ra bức xúc trước những nét chưa đẹp, thiếu văn minh trong lối sống, cách ứng xử của một bộ phận người Hà Nội, thì bà Hiền lại dường như không để ý nhiều đến những điều đó, bà nói về cái lẽ vào ra huyền bí của tạo hoá, qua câu chuyện về cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, khiến người cháu phải thốt lên thán phục: "Bà già vẫn giỏi quá, bà khiêm tốn và rộng lượng quá". Truyện kết thúc bằng lời bình luận đầy nhiệt hứng, và cũng là một mong mỏi của nhà văn với đất kinh kì: "Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng".
Hình tượng người kể chuyện mang dáng dấp tác giả xuất hiện khá phổ biến trong sáng tác của Nguyễn Khải - nhất là truyện ngắn - ở thời kì đổi mới. Nhân vật kể chuyện ấy giữ nhiều chức năng, không chỉ là người dẫn dắt câu chuyện kết nối các chi tiết, sự kiện, các nhân vật trong truyện, mà còn bộc lộ cái nhìn, quan điểm của tác giả, đồng thời là cách để nhà văn tự nhìn lại, tự vấn, nhận thức lại về mình và về xã hội của một thời đã qua. Qua nhân vật người kể chuyện, ngòi bút Nguyễn Khải có được sự chủ động, tự do bộc lộ mình, và tác phẩm của nhà văn cũng trở nên gần gũi hơn với người đọc trong tinh thần dân chủ bình đẳng.
* Truyện ngắn
 Một người Hà Nội thể hiện rõ những biến đổi quan trọng trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Khải ở thời kì đổi mới. Từ sự quan tâm đến những vấn đề của đời sống cách mạng, tư tưởng chính trị chuyển sang những vấn đề nhân sinh, thế sự, từ phong cách chính luận với nhiệt tình khẳng định, ngợi ca lí tưởng chuyển sang triết luận với nhiều trải nghiệm suy tư - ngòi bút Nguyễn Khải đã dần đến được với những giá trị bền vững và đích thực của văn chương, nghệ thuật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét